MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thời kỳ mãn kinh cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch ở phụ nữ. Ảnh minh hoạ: AI - Thiện Nhân

Những lý do khiến phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh dễ mắc bệnh về tim mạch

THIỆN NHÂN (THEO ONLYMYHEALTH) LDO | 18/10/2023 15:48

Mãn kinh của người phụ nữ, thường là ở độ tuổi cuối 40 hoặc đầu 50, khi họ trải qua giai đoạn cuối của những năm sinh sản. Nó được đặc trưng bởi sự kết thúc của thời kỳ kinh nguyệt do sự suy giảm sản xuất estrogen và progesterone. Họ sẽ gặp phải các triệu chứng như cảm giác bốc hỏa, khô âm đạo...

Tại sao nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên trong thời kỳ mãn kinh?

Theo Tiến sĩ Tom Devasia, Giáo sư Khoa Tim mạch, Trường Cao đẳng Y tế Kasturba, MAHE, Manipal, Ấn Độ chia sẻ: "Nguy cơ mắc bệnh tim mạch có xu hướng gia tăng ở phụ nữ mãn kinh do những thay đổi sinh lý khác nhau xảy ra trong giai đoạn cuộc đời này”.

Dưới đây là 5 lý do phổ biến nhất:

- Suy giảm sản xuất estrogen, một loại hormone có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch.

- Những thay đổi bất lợi trong thành phần lipid, bao gồm tăng cholesterol Lipoprotein mật độ thấp (LDL) và giảm cholesterol Lipoprotein mật độ cao (HDL).

- Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Sự thay đổi nội tiết tố và thay đổi mạch máu liên quan đến tuổi tác được cho là góp phần gây tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh.

- Tăng mỡ trong cơ thể, đặc biệt là mỡ nội tạng, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

- Tăng mức độ viêm và phát triển chứng xơ vữa động mạch do sự tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác trong và trên thành động mạch.

Cách chăm sóc và phòng ngừa

Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ mãn kinh bao gồm sự kết hợp của thay đổi lối sống và trong một số trường hợp là cần sự can thiệp của các bác sĩ.

- Áp dụng chế độ ăn có lợi cho tim, giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.

- Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, cũng như cholesterol trong chế độ ăn uống.

- Tham gia các bài tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ nhanh, bơi lội hoặc đạp xe, ít nhất 150 phút mỗi tuần.

- Tránh tăng cân trong và sau thời kỳ mãn kinh bằng cách quản lý lượng calo nạp vào và duy trì hoạt động thể chất.

- Bỏ hút thuốc vì chúng sẽ góp phần vào sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch và làm tăng huyết áp.

- Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng, chẳng hạn như thiền, yoga.

- Thường xuyên kiểm tra và quản lý mức huyết áp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn