MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những nguyên nhân gây buồn nôn và giải pháp khắc phục

BẠCH CÚC (THEO PREVENTION) LDO | 21/09/2021 20:00

Tình trạng buồn nôn có thể xuất xuất phát từ những nguyên nhân khó ngờ tới, vì thế bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để kịp thời bảo vệ sức khỏe.

Hạ đường huyết

Nếu đường huyết bắt đầu giảm quá thấp, một số hormone nhất định như glucagon và epinephrine sẽ tăng đột biến để giúp cơ thể sản xuất nhiều glucose hơn. Điều này khiến dạ dày phải chứng kiến một sự tăng vọt về các tín hiệu có thể tạo ra cảm giác buồn nôn.

Giải pháp: Để giữ đường huyết ổn định bạn cần tiêu thụ những thức ăn có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp bao gồm các loại trái cây, rau củ không tinh bột, đậu và yến mạch.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản 

Nguyên nhân gây nên tình trạng nôn ói là do axit trong dạ dày trào lên và đi vào thực quản dưới – đoạn nối giữa miệng và dạ dày. Lượng axit này có thể làm tổn thương lớp niêm mạc thực quản, khiến bạn cảm thấy buồn nôn.

Giải pháp: Tránh ăn uống quá nhiều, không hút thuốc hoặc dùng nhiều thức uống chứa caffeine và cồn, hạn chế thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ hoặc có tính axit.

Lo âu

Lo âu có thể làm tăng kích hoạt hệ thần kinh tự chủ (còn gọi là hệ thần kinh thực vật). Khi điều đó xảy ra, lưu lượng máu đổ dồn về cơ bắp nhiều hơn thay vì vào các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, từ đó gây nôn ói.

Giải pháp: Phải thường xuyên thư giãn, giải tỏa căng thẳng, bạn có thể tập thể dục hoặc chọn các hình thức giải trí yêu thích khác để giảm bớt đi căng thẳng, lo âu.

Tình trạng buồn nôn có thể xuất xuất phát từ những nguyên nhân khó ngờ tới. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C

Bị mất nước

Mất nước xảy ra khi cơ thể không đủ nước để thực hiện các quá trình bình thường. Khi đó, cơ thể sẽ ưu tiên dẫn chất lỏng ít ỏi còn lại và máu đến các cơ quan được xem là quan trọng nhất gồm não và tim. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận thuộc hệ tiêu hóa gây buồn nôn và đau bụng.

Giải pháp: Bổ sung đủ nước là giải pháp then chốt. Tuy nhu cầu mỗi người khác nhau, song phần lớn người trưởng thành cần uống 2,5-3,5 lít nước/ngày, bao gồm từ mọi nguồn thực phẩm như trà,nước lọc, canh, súp cũng như các loại rau quả mọng nước như cà chua, dưa hấu...

Dị ứng theo mùa

Không chỉ làm chảy nước mắt, ngứa họng và hắt hơi liên tục, dị ứng theo mùa còn gây ra tình trạng lượng chất nhầy dư thừa trong mũi sẽ chảy xuống phía sau cổ họng thay vì ra đường mũi. Ngoài làm ngứa cổ họng hoặc gây ho, lượng chất nhầy đó khi chảy xuống thực quản vào dạ dày còn dẫn tới nôn mửa.

Giải pháp: Tránh xa bất kỳ tác nhân gây ra dị ứng, cũng như hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc nếu cần thiết.

Uống thuốc khi bụng đói

Nôn mửa là tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh… Do ruột xử lý thực phẩm bằng cách giải phóng axit tiêu hóa, nên khi uống thuốc trước khi ăn thì lượng axit đó vẫn được giải phóng gây kích thích hoặc buồn nôn.

Giải pháp: Cách tốt nhất bạn hãy nên dùng thuốc sau khi ăn để tránh gây tình trạng buồn nôn, khó chịu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn