MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những nguyên nhân phổ biến gây sưng phù nề và cách ngăn ngừa

HÀN LÂM (THEO STEP TO HEALTH) LDO | 29/11/2022 06:00
Sưng phù nề có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nó cũng bắt nguồn từ bệnh tim mạch. 

1. Mất nước

Mất nước có thể là một trong những nguyên nhân gây giữ nước. Điều này là do khi chúng ta bị mất nước nhẹ, cơ thể bắt đầu tích tụ chất lỏng, đặc biệt là ở mắt cá chân. Ngoài ra, phần dưới của bụng có xu hướng bị phù nề.

Để tránh phù nề, bạn nên cố gắng uống ít nhất 5 ly nước mỗi ngày (khoảng 1,2 lít) và tránh đồ uống có cồn cũng như cà phê.

2. Giữ nước

Chúng ta thường có xu hướng giữ lại chất lỏng do ăn nhiều thực phẩm nhiều muối. Liều lý tưởng hằng ngày là 5 gram hoặc một muỗng cà phê.

Trong trường hợp chúng ta tiêu thụ nhiều hơn lượng này, cơ thể bắt đầu giữ lại chất lỏng và gây nguy cơ phù nề. 

3. Dị ứng

Dị ứng cũng có thể là một nguyên nhân gây phù nề. Nếu bạn nhận thấy phù nề kèm theo ngứa và mẩn đỏ thì đó là phản ứng dị ứng. Với sự trợ giúp của một số thuốc kháng histamine, bạn có thể kiểm soát vấn đề này. 

 Phù nề có thể do nguyên nhân giữ nề. Ảnh đồ họa: Hàn Lâm.

4. Mất cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân gây phù nề. Nếu bạn nhận thấy bụng phù nề, đồng thời tăng cân, nguyên nhân có thể xảy ra nhất là bạn có vấn đề về nội tiết tố .Đừng quên gặp bác sĩ nội tiết hoặc bác sĩ phụ khoa để họ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

5. Bệnh thận

Nếu bạn cảm thấy cơ thể phù nề, đặc biệt là vào buổi sáng và ở những nơi rất cụ thể như mặt, thì đó có thể là do bệnh thận.  Các triệu chứng khác có thể liên quan đến loại bệnh này là đau ở thắt lưng và thay đổi màu nước tiểu.

Bạn nên quan tâm lại chế độ ăn uống của mình. Đồng thời, bạn cũng nên cố gắng nằm nghiêng khi ngủ nếu bạn úp miệng xuống, vì tư thế này có thể khiến mặt bạn bị phù.

6. Bệnh tim mạch

Phù nề ở những vùng như chân và bụng cũng là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Nguyên nhân này cũng kéo theo biểu hiện như  đau ngực, mệt mỏi và khó thở. 

7. Dùng nhiều thuốc

Phù nề cũng có thể là hậu quả của một số phương pháp điều trị. Trong đó, các loại thuốc gây phù nề là thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc tránh thai.

Bạn nên đến thăm hỏi bác sĩ để tìm liệu pháp phù hợp. 

8. Lối sống

Nếu bạn là người giữ nguyên một tư thế cả ngày, dù là đứng hay ngồi, bạn có thể bị sưng ở chân và bàn chân.

Nếu bạn có một công việc yêu cầu bạn phải ngồi, thỉnh thoảng bạn nên đi lại vào giờ giải lao. Bạn nên cố gắng không khoanh chân khi ngồi, mang giày thoải mái và vớ vừa phải để tránh sưng tấy.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn