MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hari Won sớm phát hiện căn bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm và điều trị kịp thời. Ảnh: FBNV.

Những quan niệm sai lầm về căn bệnh khiến Hari Won lao đao năm 27 tuổi

An An (T/H) LDO | 01/07/2019 13:30

Hari Won từng tình cờ phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung năm 27 tuổi sau lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ song vẫn còn rất nhiều quan niệm sai lầm về bệnh ung thư này.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung phổ biến thứ ba ở phụ nữ. Mỗi năm khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung. 

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, ung thư cổ tử cung có thể có những biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, khảo sát cho thấy có sự thiếu hiểu biết của nhiều phụ nữ đối với căn bệnh nguy hiểm này.

Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trên toàn thế giới. Ảnh: Vinmec.

Ung thư cổ tử cung là bệnh do di truyền?

Những cuộc khảo sát kiến thức cộng đồng được thực hiện cho thấy, đa số người được hỏi đều cho rằng ung thư cổ tử cung là do di truyền, có nghĩa là trong gia đình nếu có bà, mẹ, chị... bị bệnh này thì con, cháu gái sẽ có thể bị. Nhưng thật ra, bệnh này không phải loại bệnh do di truyền.

Nguyên nhân gây bệnh đã được xác định là do nhiễm virus HPV, một loại virus gây u nhú ở người có tỉ lệ lây nhiễm rất cao qua đường tình dục.

HPV lây truyền chủ yếu qua các đường sau đây: Đường tình dục (sinh dục - sinh dục, tay - sinh dục, miệng - sinh dục), không tình dục là do dùng chung đồ vật (quần áo lót, chăn mền...), dụng cụ y tế không bảo đảm vô trùng, mẹ truyền sang con lúc sinh.

Đã nhiễm HPV thì chắc chắn bị ung thư cổ tử cung và HPV nào cũng gây ung thư?

Không phải cứ nhiễm HPV là chắc chắn bị ung thư này. Trên thực tế nhiều chị em nhiễm vi rút HPV rồi tự hết mà không cần điều trị.

Một số khác nhiễm lâu dài với những loại HPV có khả năng gây ung thư qua nhiều năm thì các tổn thương sẽ dần dần tiến triển ở cổ tử cung và trở thành ung thư. Gây ra ung thư cổ tử cung nhiều nhất là HPV 16, 18, 31, 45, “thủ phạm” của hơn 80% các ca ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung chỉ xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư nguy hiểm và phổ biến đứng hàng thứ hai của phụ nữ từ 15-44 tuổi trên thế giới. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 527.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và khoảng 265.000 người tử vong vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi ngày có đến hơn 7 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.

Khám phụ khoa định kỳ và tầm soát là đủ?

Việc khám phụ khoa và thực hiện tầm soát bằng pap smear định kỳ ít nhất mỗi năm một lần rất cần thiết đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục.

Phương pháp này giúp kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm để có thể điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nó không giúp phòng ngừa HPV đồng thời không ngăn chặn được nguyên nhân gây bệnh ban đầu.

Hiện nay, vắc xin ngừa những tuýp HPV gây bệnh phổ biến nhất và việc chủng ngừa cùng khám tầm soát định kỳ giúp chị em phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Không cần thiết chủng ngừa HPV sớm

Nhiều phụ huynh cho rằng con gái họ còn nhỏ, chưa đến tuổi trưởng thành, và có thể kiểm soát được các mối quan hệ của cháu nên không cần thiết phải tiêm chủng sớm.

Theo các chuyên gia, đây là quan niệm không đúng, bởi vì như mọi loại vắc xin, vắc xin ngừa HPV gây ung thư cổ tử cung nên tiêm chủng vào thời điểm mà cá nhân chưa bị nhiễm.

Trong một lần khám sức khỏe định kỳ vào năm 2012, nữ ca sĩ Hari Won đã may mắn phát hiện sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung. Khi đó Hari thấy mỏi mệt và uể oải nên đi khám và phát hiện ra bệnh. Rất may mắn là bác sĩ kết luận Hari đang ở giai đoạn đầu, cô đã trải qua 2 lần phẫu thuật và hiện nay sức khỏe của Hari Won đã bình phục.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn