MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các cô đỡ thôn bản (Ảnh: BTC)

Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: Cô đỡ thôn bản là cánh tay nối dài của ngành Y tế

Thùy Linh LDO | 28/02/2018 19:20
Những đóng góp của các cô đỡ thôn bản trong việc giảm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh– một trong những mục tiêu thiên niên kỷ - đã được ghi nhận tại Hội nghị biểu dương cô đỡ thôn bản tiêu biểu trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, do Bộ Y tế tổ chức chiều 28.2 tại Hà Nội. 

Hội nghị có sự tham dự của 66 cô đỡ thôn bản tiêu biểu, đại diện cho gần 3.000 cô đỡ từ các vùng miền. 

Ghi nhận sự đóng góp của các cô đỡ thôn bản, Phó Chủ tịch Nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đã nhấn mạnh: “Mạng lưới cô đỡ thôn bản có vai trò rất đáng ghi nhận trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Các cô đỡ thôn bản chính là những cánh tay nối dài của ngành Y tế, là cầu nối giữa các cơ sở y tế với đồng bào dân tộc thiểu số, đưa các chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào".

Liên minh Châu Âu (EU) là nhà tài trợ ODA lớn nhất và là đối tác chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực y tế. Trong khuôn khổ các chương trình hỗ trợ chính sách ngành Y tế, EU tập trung hỗ trợ vào các tỉnh nghèo nhất và những huyện lỵ gặp nhiều khó khăn – đây cũng là những khu vực có các đồng bào dân tộc thiểu số định cư, giúp đào tạo các cán bộ y tế, cô đỡ thôn bản, cung cấp các thiết bị y tế cần thiết, cũng như chuẩn hóa các hướng dẫn lâm sàng về dịch vụ y tế.

Các cô đỡ thôn bản về Hà Nội dự lễ biểu dương (Ảnh: BTC)

Tham dự hội nghị, ông Stefano Manservisi, Tổng Giám đốc Tổng bộ cơ quan hợp tác phát triển của Liên minh Châu Âu, cho biết: “Hợp tác hiệu quả giữa EU và Việt Nam trong lĩnh vực y tế rất đáng khích lệ. Chúng tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã thực hiện thành công việc giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi từ 51 vào năm 1990 xuống còn 24 vào năm 2013, và giảm tử vong bà mẹ từ 140 vào năm 1990 xuống chỉ còn 49 (trong 100.000 ca sinh sống) vào năm 2013. Xu hướng giảm này tiếp tục được duy trì vào những năm 2013-2015”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn