MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phương pháp hiệu quả giúp giải tỏa căng thẳng

Hương Giang (Theo Healthline) LDO | 26/08/2023 21:59

Ai trong mỗi chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác căng thẳng trong công việc, học tập. Khi căng thẳng không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, kỹ năng quản lý và đối phó với những căng thẳng rất quan trọng.

Căng thẳng là cách mà cơ thể chúng ta phản ứng khi đối mặt với những áp lực hoặc cố gắng thích nghi với những thay đổi từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong. Điều này có thể gây ra các phản ứng về thể chất, cảm xúc hoặc tâm lý.

Tuy nhiên, khi căng thẳng không được kiểm soát hoặc bắt đầu lấn át cuộc sống của chúng ta, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như lo âu và trầm cảm.

Căng thẳng, lo âu, trầm cảm làm suy giảm chức năng của một số bộ phận trong cơ thể như làm suy yếu hệ thống miễn dịch và giảm phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh bên ngoài. Đây là điều mà nhiều học sinh thường quan tâm đến khi họ đang đến gần ngày khai giảng năm học.

Việc trang bị các công cụ giúp quản lý các tác động từ căng thẳng, áp lực là điều quan trọng để thành công. Dưới đây là một số cách hiệu quả:

Tập hít thở sâu bằng bụng

Bạn có thể tập thở sâu giữa các giờ học, vào bữa trưa hoặc trước và sau giờ học.

1. Ngồi thoải mái, thả lỏng và đầu gối vuông góc với cơ thể. Đặt một tay lên bụng và một tay lên ngực.

2. Hít thở thật sau bằng đường mũi, sau đó thở ra để không khí có thể thoát ra bên ngoài, bụng xẹp hết mức có thể.

3. Lặp lại bài tập này trong 3 đến 5 phút.

Hãy thử thư giãn cơ

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, thư giãn cơ giúp chúng ta chống lại căng thẳng và giảm lo lắng

1. Bạn cần ở trong 1 thư thế thoải mái, tốt nhất là nằm xuống.

2. Bắt đầu bằng cách căng cơ bắp chân dưới của bạn.

3. Trong khi co các cơ này, nên kết hợp với bài tập hít thở sau để đạt hiệu quả.

4. Sau đó làm tương tự với những nhóm cơ khác trên cơ thể. Nên giữ từ 5 đến 10 giây cho mỗi hơi thở, thư giãn trong 10 giây sau mỗi nhóm cơ

Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất

Tham gia các hoạt động hàng ngày thông qua việc tập thể dục hoặc chơi thể thao giúp chúng ra giảm các tác động của căng thẳng.

Khuyến khích trẻ em tham gia một môn thể thao hoặc hoạt động nào đó hoặc tập thể dục cùng gia đình vào buổi tối là điều nên làm.

Nhận biết và chấp nhận mọi cảm xúc

Trẻ em và thanh thiếu niên cần hiểu rằng kỹ năng đối phó không có nghĩa là tất cả những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như cảm thấy không vui, cáu kỉnh, thất vọng, lo lắng sẽ bị loại bỏ.

Thay vào đó, kỹ năng đối phó cho phép họ nhận diện những cảm xúc tiêu cực này, xác nhận chúng, đồng thời thực hiện các cách xoa dịu chúng.

Chia sẻ khi gặp khó khăn

Học sinh nên được người lớn khuyến khích chia sẻ khi các em cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung hoặc choáng ngợp.

Điều quan trọng là học sinh phải có người lắng nghe chúng một cách chăm chú, cảm thông và không phán xét.

Khi được trò chuyện tâm sự, người đang căng thẳng sẽ cảm thấy các vấn đề như được tháo gỡ, trút bỏ các áp lực và tinh thần trở nên phấn chấn hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn