MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh sỏi niệu quản ở bệnh nhân (Ảnh minh họa)

Sỏi niệu quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh

Linh Linh LDO | 10/06/2019 08:00
Sỏi niệu quản là hiện tượng các tinh thể lắng đọng đủ lớn tại thận, chúng có thể rơi xuống đường tiểu của bệnh nhân. Tìm hiểu sớm nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời.

Sỏi niệu quản là gì, có nguy hiểm không?

Niệu quản là một ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Cấu tạo của ống niệu quản dài, nhỏ, lại có 3 vị trí hẹp sinh lý nên dễ cản trở khi có sỏi từ thận rơi xuống.

Bệnh sỏi thận hình thành từ khoáng chất và muối, chúng thường không gây đau đớn tại thận. Sỏi niệu quản là hậu quả của những mảnh sỏi đủ lớn, rời khỏi thận và đi đến bàng quang và mắc kẹt tại ống niệu quản.

Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm khuẩn tiết niệu, giãn đài bể thận, tắc đường dẫn tiểu, suy thận cấp và mạn…

Nguyên nhân gây sỏi niệu quản

● Di truyền: Thực tế thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh đây là căn bệnh có thể di truyền trực tiếp. Tuy nhiên các bệnh lý gây nên sỏi thận, sỏi mật và hình thành sỏi niệu quản như xơ nang, Cystin niệu, tăng oxalat niệu, toan hóa ống thận… lại có tính di truyền rất lớn.

● Mất nước: Sỏi có thể hình thành trong thận và rơi xuống niệu quản phía dưới để trở thành sỏi niệu quản nếu chúng ta uống quá ít nước. Khi đó, nước tiểu sẽ bị cô đặc, tạo điều kiện cho tinh thể và khoáng chất lắng đọng.

● Chế độ ăn uống: Người có nguy cơ bị sỏi niệu quản cao khi có thói quen tiêu thụ quá nhiều món ăn chứa natri, đường và protein như bánh pudding, thực phẩm đông lạnh, thịt đỏ, hải sản…

● Dị dạng niệu quản: Một số người sinh ra đã bị sỏi niệu quản do gặp phải các vấn đề liên quan đến dị dạng niệu quản như niệu quản sau tĩnh mạch chủ, niệu quản tách đôi, niệu quản phình to…

● Bệnh lý: Nguyên nhân sỏi niệu quản ngoài do hậu quả sỏi thận và các bệnh liên quan đến sỏi thận thì có thể còn do một số bệnh lý về tuyến giáp, gút, viêm ruột…

Triệu chứng sỏi niệu quản

Không phải người bệnh nhân nào cũng cảm nhận được các triệu chứng một cách rõ nét. Thông thường, chúng ta phải mất khoảng 2 năm mới phát hiện được sự tồn tại của sỏi, đặc biệt là sỏi niệu quản. Khi mà sỏi đạt kích thước trên 4mm, chúng ta sẽ bị tắc nghẽn trong niệu quản và gây ra các triệu chứng sau:

● Đau âm ỉ lưng: Trong trường hợp sỏi niệu quản nhỏ, chúng sẽ di chuyển dần từ thận xuống bàng quang và gây ra những cơn đau âm ỉ lan từ giữa lưng xuống vùng hố thắt lưng.

● Đau quặn vùng thận: Cơn đau do sỏi niệu quản ở vùng thận xuất hiện đột ngột, dữ dội từng cơn, sau lan dần xuống bụng, thắt lưng, hông, đùi. Hiện tượng này xảy ra do sỏi tắc nghẽn trong niệu quản, ngăn chặn lưu lượng máu đến thận.

● Bất thường khi đi tiểu: Khi người bệnh bị sỏi niệu quản kéo dài, chúng có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu, từ đó khiến người bệnh tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ… Đặc biệt, nước tiểu thường có màu đục và mùi hôi khó chịu.

● Tiểu ra máu: Trong trường hợp nhẹ, chúng ta có thể phát hiện máu trong nước tiểu thông qua các dụng cụ soi chiếu, gọi là đái máu vi thể. Còn với người bị sỏi niệu quản nặng, nước tiểu thải ra sẽ có màu đỏ hồng như nước rửa thịt, gọi là đái máu đại thể.

Một số triệu chứng điển hình khác bệnh nhân cần chú ý

Sỏi niệu quản uống thuốc gì?

Thuốc tây

● Thuốc giảm đau: Để giảm nhẹ sự đau đớn do sỏi niệu quản gây ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như Naproxen sodium, Acetaminophen, Ibuprofen…

● Thuốc làm tan sỏi: Một số hỗn hợp các chất terpene như borneol, fenchone, cineal, camphen, pinen… có tác dụng làm tan sỏi niệu quản, giảm viêm tại niệu quản, tăng lượng nước tiểu khá hiệu quả.

● Thuốc tống sỏi ra ngoài: Bệnh nhân sỏi niệu quản sử dụng thuốc giảm co thắt cơ trơn Tamsulosin hoặc thuốc giảm phù nề Delflazacort… giúp tống sỏi ra ngoài dễ dàng hơn.

Chữa sỏi niệu quản bằng Thuốc nam

● Quả dứa dại: Dứa dại được tìm thấy nhiều ở các bờ bụi ven suối, ven đê... Bệnh nhân dùng quả dứa dại thái nhỏ, phơi khô, sau đó sắc lên uống sẽ giúp lợi tiểu, làm tan sỏi niệu quản, giảm đái dắt, đái buốt rất tốt.

● Rau ngổ trắng: Rửa sạch 1 nắm ngổ trắng, giã nát và vắt lấy nước cốt. Chặt ngang thân thân chuối hột rồi đổ nước cốt rau ngổ vào, đậy kín qua đêm, sáng hôm sau lấy nước đó uống trong ngày. Kiên trì khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng sỏi niệu quản giảm rõ rệt.

● Đu đủ xanh: Dùng 1 quả đu đủ xanh to vừa phải, cắt bỏ đầu và moi sạch hạt rồi cho 2 thìa muối vào bên trong. Người bệnh sỏi niệu quản đậy nắp quả đu đủ lại rồi hấp cách thủy cho mềm ra, sau đó ăn hết trong ngày.

Đánh bay sỏi niệu quản nhờ sức mạnh bài thuốc Đông Y hàng đầu

Thực tế, việc loại bỏ sỏi không dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Sỏi ở trong thận thường có nhiều viên quá nhỏ hoặc mắc ở những vị trí khó lấy, khi chúng đủ lớn sẽ tiếp tục rơi xuống niệu quản.

Ngoài ra, một khi thận còn tổn thương thì sỏi còn hình thành, bệnh sỏi niệu quản còn tái phát. Trong các phương pháp điều trị hiện nay, Cao Tiêu Sỏi Tâm Minh Đường được đánh giá là sản phẩm hiệu quả hàng đầu.

Điều trị sỏi niệu quản dứt điểm nhờ Cao Tiêu Sỏi Tâm Minh Đường

Để đạt được 2 mục đích chính là tiêu sỏi và bổ thận, các chuyên gia Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược đã chọn ra 6 loại thảo dược kinh điển trong các bài thuốc chữa sỏi niệu quản cổ phương. Theo đó, mỗi vị thuốc đều đơn lẻ đều có dược tính cao, tác dụng rất tốt:

● Củ dứa: Lợi tiểu, làm tan sỏi, tăng cường đào thải sỏi ra ngoài.

● Kim tiền thảo: Chứa hoạt chất Soyasaponin, giúp ức chế sự hình thành sỏi niệu quản calci oxalat ở thận.

● Ké đầu ngựa: Tính ấm, giúp trừ thấp, tán phong, sát trùng, tiêu độc rất tốt.

● Thổ phục linh: Đào thải cặn bã trong thận, giải độc, tiêu sỏi niệu quản cấp tinh.

●  Cỏ xước: Chống viêm, làm lành tổn thương tại thận.

● Mía giò: Lợi thủy, tiêu thũng, tăng cường chức năng thận.

Để tận dụng sức mạnh của 6 cây thuốc trị sỏi niệu quản quý, các lương y đã quyết định bào chế Cao Tiêu Sỏi ở dạng cao nguyên chất. Cao được nấu ở 100 độ C trong suốt 48 tiếng nên chiết xuất tối đa dược tính bên trong, đồng thời bẻ gãy liên kết khó hấp thụ. Cao thành phẩm thu được vị thơm dịu, sánh mịn, tan nhanh trong nước, thẩm thấu trực tiếp vào thành dạ dày và đi đến thận, niệu quản.

Theo đó, người bệnh bị sỏi niệu quản có thể cảm nhận được hiệu quả tương đối nhanh chóng và rõ ràng. Sau 5-7 ngày, sỏi được tán nhỏ và đào thải ra ngoài. Quá trình này diễn ra khoảng 1 tuần, bởi vậy người bệnh nên uống đủ ngày 2-2,5 lít nước để hỗ trợ tán và tống sỏi theo đường nước tiểu. Đến ngày thứ 15-20, các tổn thương tại niệu quản và thận được phục hồi, mọi chức năng được trở lại trạng thái bình thường.

Ưu điểm nổi bật của Cao Tiêu Sỏi Tâm Minh Đường

Khi sử dụng Cao Tiêu Sỏi, bệnh nhân sỏi niệu quản sẽ không cần lo lắng về tác dụng phụ hay hiện tượng nhờn thuốc. Cao Tiêu Sỏi được nấu ở dạng nguyên chất, tức nấu lấy nước cốt rồi cô thành cao nên hoàn toàn không chứa corticoid, an toàn cho dạ dày, không gây tích nước hay phù cơ thể. Ngoài ra, Cao Tiêu Sỏi có vị đắng ngọt rất dễ chịu, người bệnh chỉ cần pha với nước ấm rồi uống mà không mất công đun sắc.

Với những thành công đã đạt được, Cao Tiêu Sỏi thực sự mở ra hướng điều trị sỏi niệu quản mới – một hướng điều trị an toàn, hiệu quả mà không cần phẫu thuật.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình - Thanh Xuân - HN

Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng - Phường 15 – Q.Bình Thạnh - TP. HCM

Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ

Hotline: 0903.876.437

Website: http://taminhduong.com/ 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn