MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa: Eatthis.com

Stress ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn?

THANH VÂN (THEO EATTHIS.COM) LDO | 22/09/2021 09:00
Giữa tâm trí và thể chất luôn có sự gắn kết với nhau. Khi bạn cảm thấy căng thẳng kéo dài (stress), các vấn đề về sức khỏe thể chất cũng sẽ xuất hiện theo.

1. Ảnh hưởng của stress gây bệnh tim

Stress có thể liên quan trực tiếp đến tình trạng tăng nhịp tim và lưu lượng máu, giải phóng cholesterol và chất béo triglyceride vào máu. Ngoài ra, căng thẳng cũng có khả năng gây béo phì hoặc kích thích hút thuốc nhiều hơn, gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

2. Béo phì

Stress khiến mỡ thừa tích trữ nhiều ở vùng bụng. Trong khi đó, mỡ thừa ở bụng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe hơn là mỡ thừa ở những vùng cơ thể khác. Tình trạng stress khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol hơn bình thường và chúng khiến cơ thể tích trữ lượng mỡ dư thừa ở bụng.

3. Đái tháo đường

Stress có thể khiến bệnh đái tháo đường nặng hơn theo hai chiều hướng. Đầu tiên, căng thẳng khiến bạn hình thành các thói quen xấu, chẳng hạn như ăn uống không lành mạnh và không kiểm soát. Thứ hai, tình trạng stress có thể trực tiếp làm tăng nồng độ glucose trong máu ở những người bị đái tháo đường tuýp 2.

4. Đau đầu

Stress là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây ra đau đầu. Không chỉ gây ra đau đầu căng thẳng mà còn có thể kích thích chứng đau nửa đầu (migraine).

5. Các vấn đề về đường tiêu hóa

Mặc dù stress không gây ra các vết loét ở đường tiêu hóa nhưng có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn.

Đây cũng là yếu tố phổ biến trong nhiều vấn đề khác ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như chứng ợ nóng mạn tính (hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản, GERD) và hội chứng ruột kích thích (IBS).

6. Lão hóa sớm

Thực tế, đã có những bằng chứng cho thấy stress có thể tác động đến việc trông bạn giống bao nhiêu tuổi. Stress dường như đã khiến tốc độ lão hóa tăng nhanh thêm 9-17 năm so với bình thường.

7. Stress làm giảm tuổi thọ

Stress không phải chỉ là một cảm xúc nhất thời. Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ phải đáp ứng lại. Mạch máu co lại, huyết áp và nhịp tim tăng lên. Khi stress trở thành mạn tính, những thay đổi về mặt sinh lý sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe thể chất. Do đó, hãy cố gắng tkiểm soát căng thẳng để hạn chế những ảnh hưởng của stress đến cơ thể.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn