MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sự khác nhau giữa đói và thèm ăn. Ảnh: Theo Healthshots.

Sự khác nhau giữa đói và thèm ăn

THUỲ DƯƠNG (THEO healthshots) LDO | 04/09/2024 20:00

“Buồn miệng” muốn ăn là cảm giác ai cũng từng trải qua. Nhưng liệu đó có phải là tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang đói hay chỉ là những cơn thèm ăn.

Cảm giác đói là gì?

Đói là nhu cầu muốn có thức ăn thuộc về sinh lý, là cơ chế tự nhiên do các tín hiệu từ bên trong như lượng đường trong máu thấp, hoặc tình trạng bụng rỗng gây nên. Khi đó não của chúng ta báo tín hiệu về "nhu cầu nhiên liệu" và cơ thể của chúng ta phản ứng với tín hiệu đó như bụng cồn cào hoặc chân tay bủn rủn do thiếu thức ăn.

Cảm giác thèm ăn là gì?

Thèm ăn được định nghĩa là ham muốn mãnh liệt đối với một loại thực phẩm, hoặc hương vị cụ thể. Nếu bạn có cảm giác muốn ăn 1 giờ sau khi ăn thì thường không phải do đói, mà là thèm ăn. Cơn đói thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn tuy nhiên cơn thèm ăn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Khi thèm ăn, con người thường có xu hướng thèm những loại thực phẩm rất cụ thể và thường là các món ăn kém lành mạnh. Những thực phẩm xuất hiện trong các cơn thèm ăn thường có nhiều đường và muối, không tốt cho sức khoẻ.

Thèm ăn cũng có thể là do các yếu tố tâm lý như cảm xúc, ký ức hoặc liên tưởng. Để tránh nạp những nguồn năng lượng không tốt cho cơ thể, hãy phân biệt cơn đói và thèm ăn.

Các vấn đề thường gặp với cơn thèm ăn

Cơn thèm ăn thường kích thích cơ thể tìm đến những món ăn không lành mạnh và điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ tổng thể.

- Các món tráng miệng chứa nhiều đường và đồ ăn nhẹ mặn là những thực phẩm gây nghiện cao, khi đã thử và cảm thấy thích thú với những thực phẩm này, con người sẽ có xu hướng thường xuyên thèm chúng.

- Những người bị căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có thể cảm thấy muốn ăn vô độ một số loại thực phẩm nhất định.

- Một số vấn đề sức khỏe sinh lý như rối loạn đường huyết hoặc tiền tiểu đường hoặc các vấn đề về nội tiết tố như PCOD có thể gây ra những cơn thèm ăn.

- Thèm ăn kéo dài có thế dẫn đến chứng rối loạn ăn uống, chứng cuồng ăn vô độ gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

- Ăn khi đói cơ thể sẽ chỉ nạp một lượng thức ăn vừa đủ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, không gây tăng cân và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ăn uống. Nhưng khi ăn với cơn thèm ăn rất dễ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì và có nguy cơ gặp các bệnh như tiểu đường, tim mạch...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn