MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
(Ảnh: smh.com.au)

Sức khỏe của bạn: Ô nhiễm tiếng ồn

BS ĐÀO THẾ TÂN LDO | 18/04/2017 13:00
- Gặp một ông bạn Tây sang làm việc kết hợp du lịch Việt Nam, hỏi bạn có ấn tượng gì khi ở Việt Nam, đoán là ông ấy sẽ khen phong cảnh và ẩm thực và kêu ca về chuyện giao thông đi lại vì đã nghe quá nhiều người nước ngoài có cảm tưởng ấy.

Ông này lại bảo đất nước con người các bạn rất nhiệt tình nhưng lại ồn ào quá sức tưởng tượng. Đi hỏi mấy ông làm về y học lao động và bảo hộ lao động xem các chỉ số về tiếng ồn trong công nghiệp thì bảo vẫn đo tiếng ồn định kỳ và trong các chỉ số kiểm định vẫn ở mức cho phép. Vậy nước mình có nguy cơ ô nhiễm về tiếng ồn không? Nếu có, phải điều tra nghiên cứu một cách khoa học để cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát, khống chế và chế tài giống như các loại ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường…

Đi hỏi mấy ông làm về y học lao động và bảo hộ lao động xem các chỉ số về tiếng ồn trong công nghiệp thì bảo vẫn đo tiếng ồn định kỳ và trong các chỉ số kiểm định vẫn ở mức cho phép. Vậy nước mình có nguy cơ ô nhiễm về tiếng ồn không? Nếu có, phải điều tra nghiên cứu một cách khoa học để cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát, khống chế và chế tài giống như các loại ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường…

- Mình ở quen trong môi trường không gian các thành phố lớn nên cái tai của mình nó cũng quen với ngưỡng cao thường xuyên của mọi thứ tiếng động tiếng ồn nên không cảm thấy bất thường. Người nước phát triển họ sống trong môi trường nền nếp trật tự công cộng quy củ nên khi sang ta sẽ có cảm nhận rất rõ ràng tác động của các loại âm thanh quá thừa đề-xi-ben (decibel viết tắt dB: đơn vị đo cường độ âm thanh tiếng ồn). Nếu hỏi và đo đạc trong nhà máy tất nhiên ngưỡng âm thanh phải được khống chế theo luật lệ khi cấp phép, hoặc phải đeo bịt tai bảo hộ ở nơi quá ồn.

Nhưng cái ồn ở ta là môi trường không gian sống bị ô nhiễm do mất kiểm soát về âm thanh tiếng động. Lâu dần, sự thích nghi bắt buộc với các âm thanh quá ngưỡng sẽ có hại cho sức khỏe vì “điếc không sợ tiếng ồn”. Giải quyết việc này là chuyện lớn, nhưng là người dân thường, mình cũng vẫn cần nhận diện mối nguy hại và tự xây dựng ý thức cho một cuộc sống yên ả.

Nhận diện: Tiếng ồn là cường độ âm thanh (dB) ví như vặn volume ở TV, nhưng còn một thứ âm thanh vật lý chối tai, khó nghe, hại thính giác và thần kinh do tần số dao động âm thanh (đo bằng Hz ) rõ nhất như khi nghe tiếng máy cắt cưa xẻ đá; là độ cộng hưởng hay ngược lại độ tạp nhiễu âm thanh xảy ra khi không gian hẹp, không có thiết kế và vật liệu cách âm, giảm âm; là tiếng người sinh hoạt trong đám đông, trong địa điểm công cộng vui chơi giải trí ăn uống… nói cười to, hò hét, tranh cãi cao giọng, mắng chửi nhau… vừa là ô nhiễm về âm thanh lại kèm thêm ô nhiễm của ngôn từ tác động xấu gấp đôi vào cảm nhận của thần kinh cao cấp. Ngoài ra còn thêm ô nhiễm tiếng ồn khi đi đường với đủ thứ còi xe, tiếng động cơ.

Ý thức: Cần mạnh dạn từ bỏ cái quan niệm “ăn to nói lớn” là thể hiện bản lĩnh con người mạnh mẽ, phải biết xấu hổ giữa sân bay nước ngoài đông người nhưng trật tự im lặng lại có đám du khách Việt Nam nói to gọi nhau í ới. Cần tìm lại cách hành xử khi xưa “đi nhẹ nói khẽ” trong gia đình, trong nhà thương, trường học, công sở, nhà hát, trong những sự kiện gia đình như cưới hỏi, gặp mặt liên hoan sinh nhật. Xây dựng lại những nội quy trong chung cư, hàng xóm, tổ dân phố không cho phép gây tiếng ồn trong giờ nghỉ trưa, giờ ngủ. Ý thức nhắc nhở người vi phạm gây tiếng ồn phải được nhiều người đồng tình ủng hộ để xây dựng lại lối sống bình dị, êm ả.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn