MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người có axit uric cao không nên uống rượu, bia. Đồ họa: Hạ Mây

Tác động của việc uống rượu, bia khi ăn đối với người có axit uric cao

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) LDO | 05/11/2023 19:00

Dù ở nhà hay ngoài hàng quán, nhiều nam giới có thói quen uống một chút rượu, bia, đặc biệt là khi ăn một số món nướng hoặc hải sản. Dưới đây là tác động của thói quen uống rượu, bia khi ăn đối với nồng độ axit uric.

Có rất nhiều chất purine trong thịt nướng, hải sản; rượu cũng là một thức uống có hàm lượng purine cao. Khi cả 2 được tiêu thụ cùng nhau, nó sẽ gây ra sự gia tăng nhanh chóng nồng độ axit uric trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, hàm lượng ethanol trong rượu rất cao, khi thành phần này được chuyển hóa trong cơ thể, nó có thể dẫn đến sự gia tăng thoáng qua nồng độ axit uric. Hơn nữa, uống nhiều rượu sẽ gây hại cho sức khỏe của thận, dễ bị rối loạn chuyển hóa axit uric.

Ngoài rượu, nếu chúng ta uống nhiều bia trong một thời gian dài, xác suất phát triển tăng axit uric máu và bệnh gút cũng tăng cao.

Mặc dù bia là một thức uống axit uric trung bình, nhưng nó chứa rất nhiều guanylate. Một loạt các chuyển hóa theo chu kỳ trong cơ thể con người sẽ dẫn đến một lượng lớn purine được hình thành. Sau khi purine được chuyển hóa, chúng sẽ hình thành rất nhiều axit uric trong cơ thể.

Do đó, nếu chúng ta uống nhiều rượu, bia trong một thời gian dài sẽ làm phát triển axit uric trong máu và bệnh gút.

Nếu bạn muốn giảm axit uric máu và bệnh gút nên điều chỉnh thói quen ăn uống, ăn nhiều thực phẩm thực vật trong các bữa và bổ sung nhiều nước. Đồng thời, chúng ta cũng nên tập thể dục phù hợp mỗi ngày, điều này có thể thúc đẩy sự bài tiết axit uric nhanh chóng trong cơ thể.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn