MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nguồn: Stylesatlife

Táo bón ở trẻ nhỏ có nguy hiểm, cách điều trị hiệu quả là gì?

Trần Kiều - Theo Healthychildren LDO | 10/11/2019 07:52

Táo bón là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, khiến trẻ đi vệ sinh bị đau rát, khó chịu. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất xơ, tập thể dục, luyện tập vệ sinh đúng cách và thói quen đi vệ sinh thường xuyên là rất quan trọng, giúp tránh tình trạng táo bón ở trẻ.

Hầu hết trẻ em đi vệ sinh từ 1 đến 2 lần trong ngày, nếu trẻ khoẻ mạnh sẽ đi vệ sinh bình thường, không khó chịu hay đau đớn. Nhưng do một số nguyên nhân, trẻ bị táo bón, đau rát khi đi vệ sinh nặng. Nếu táo bón ở trẻ không được điều trị sớm, có thể trở nên biến chứng, đau rát.

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Quên nhu cầu đi vệ sinh: Trẻ nhỏ thường quên nhu cầu đi vệ sinh vì bé sợ đi vệ sinh hoặc không muốn nghỉ chơi. Một số trẻ em kiềm chế, không chịu đi vệ sinh vì không thấy thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

Thay đổi chế độ ăn uống: Các khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ thiếu nhiều chất xơ, trẻ lười uống nước, khiến cho tình trạng táo bón xuất hiện.

Uống thuốc: Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, vì vậy thường xuyên phải uống thuốc, có một số loại thuốc góp phần gây táo bón. Tuy nhiên trong thời gian uống thuốc, bố mẹ nhận thấy trẻ xuất hiện tình trạng táo bón thì nên hỏi lại bác sĩ để thay thế thuốc, hoặc tìm cách bổ sung chất xơ.

Biến chứng của bệnh táo bón

Nếu tình trạng táo bón ở trẻ em quá lâu, sẽ trở thành táo bón mãn tính. Hậu quả của việc táo bón mãn tính là gây ra vết thương ở vùng da xung quanh hậu môn của trẻ, rò trực tràng, không đi vệ sinh được, khó chịu đầy bụng.

Cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ

Cùng tham khảo các phương pháp điều trị táo bón ở trẻ nhỏ, tránh để lâu dẫn đến táo bón mãn tính.

- Bổ sung thêm các thức ăn giàu chất xơ với nhiều chất lỏng: Các bậc cha mẹ cần tạo thực đơn riêng cho trẻ nhỏ với nhiều trái cây, rau củ quả tươi, ngũ cốc có nhiều chất xơ, bổ sung thêm các loại hạt, đậu.

Thực phẩm chứa men vi sinh, giống như sữa chua, cũng có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt. Ngoài việc xây dựng thực đơn với nhiều chất xơ, bố mẹ cần bổ sung thức ăn mềm, lỏng. Trẻ nên uống nhiều nước trong một ngày, hoặc uống thêm sữa, tuy nhiên không nên uống nước ngọt, nước nhiều đường.

- Tạo thói quen đi vệ sinh thường xuyên: Bố mẹ cần tạo lịch trình, thời gian đi vệ sinh cho trẻ. Khuyến khích trẻ đi vệ sinh vào buổi sáng, sau mỗi bữa ăn hoặc sau khi ăn bữa nhẻ, để dần hình thành thói quen. Bố mẹ nên nhắc nhở chú ý đến cảm giác của cơ thể, bởi trẻ thường bị cuốn vào trò chơi đến nỗi bỏ qua sự thôi thúc muốn đi vệ sinh. Nếu sự chậm trễ như vậy xảy ra thường xuyên có thể góp phần gây táo bón nặng ở trẻ.

- Cùng trẻ vận động nhiều: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp kích thích chức năng ruột của trẻ hoạt động một cách bình thường.

Nếu trẻ bị táo bón nặng và quá lâu, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn