MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều người sai lầm trong sử dụng thịt đã qua chế biến. Ảnh đồ hoạ: An An

Thịt đã chế biến chỉ nên để ở ngoài trong vòng 2 giờ, cần bảo quản dưới 4°C

THIÊN MINH LDO | 27/05/2021 13:07

Thịt đã chế biến chỉ an toàn trong vòng 2 giờ sau khi được nấu và dễ hư hỏng nếu ở nhiệt độ cao. Đây là điều không phải ai cũng biết khi sử dụng, bảo quản thịt đã chế biến.

Theo trang Livestrong, USDA lưu ý rằng ở thịt đã chế biến có thể xuất hiện 2 loại vi khuẩn là vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn gây hư hỏng. Vi khuẩn hư hỏng khiến thực phẩm bắt đầu có mùi và có vị lạ, nhưng chúng lại không gây hại cho bạn.

Trong khi đó, vi khuẩn gây bệnh không ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn nhưng lại rất có hại với sức khoẻ của bạn. Salmonella, Listeria, Campylobacter, Staphylococcus aureus (Staph) và Escherichia coli (E. coli) là một số loại vi khuẩn gây bệnh được liệt kê bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.

USDA cho biết thêm vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh trong khoảng từ 4 đến 60°C. Nhiệt độ phòng thường rơi vào khoảng nhiệt độ này, được gọi là vùng nguy hiểm. Trong khoảng nhiệt độ này, vi khuẩn gây bệnh đôi khi có thể tăng gấp đôi số lượng trong vòng 20 phút.

Nếu vi khuẩn có thể tăng gấp đôi chỉ trong 20 phút, hãy nhân lên số lượng vi khuẩn gây hại nếu thịt đã được để qua cả một đêm dài. USDA quy định rằng bất kỳ thực phẩm nào đã để ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ đều nên bỏ đi.

Vi khuẩn gây bệnh không ảnh hưởng đến mùi vị hoặc màu sắc, hình thức của thực phẩm nên bạn rất khó để nhận biết chúng. Bạn có thể cảm thấy tiếc nuối khi vứt bỏ thịt đã để qua đêm trông vẫn rất ngon, nhưng tốt hơn là nên chọn an toàn cho sức khoẻ của mình.

Thức ăn dù đã nấu chín, nếu không bảo quản đúng cách thì nó là một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và gây hại cho người dùng. Ảnh minh họạ

Để đảm bảo an toàn, thịt cần phải được nấu chín trên 62°C. Thịt xay cần đạt nhiệt độ bên trong 71°C và gia cầm cần phải vượt qua 74°C. Nếu bạn không sử dụng thịt ngay, bạn cần bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 4°C.

Theo USDA, nếu bạn ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, thậm chí là tử vong. Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, co thắt dạ dày và sốt là những triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm.

Dấu hiệu ngộ độc có thể xuất hiện sớm nhất sau 4 giờ kể từ khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc muộn nhất là 1 tuần sau khi ăn. Những triệu chứng của bệnh có thể kéo dài từ 1 ngày đến 1 tuần.

USDA lưu ý rằng phụ nữ mang thai, trẻ em, người lớn tuổi và những người bị suy giảm khả năng miễn dịch, bệnh nhân cấy ghép, người bị tiểu đường, bệnh thận, ung thư hoặc HIV/ AIDS thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Đối với những nhóm có mức độ tổn thương cao hơn, ngộ độc thực phẩm thậm chí có thể gây tử vong.

Ngoài ngộ độc thực phẩm, vi khuẩn gây bệnh cũng có thể gây ra các hậu quả khác. Một nghiên cứu vào tháng 3 năm 2019 được công bố trên Tạp chí Diseasest cho thấy có mối liên hệ giữa việc ăn phải thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh Salmonella với bệnh ung thư cũng như các tình trạng viêm nhiễm như bệnh ruột.

Một nghiên cứu khác, được công bố trên tạp chí Pediatrics in Review vào tháng 4 năm 2015, có mối liên kết E. coli với nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết và viêm màng não ở trẻ em.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn