MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhìn miếng thịt không thể biết thịt lợn "bẩn" hay sạch?

Thịt lợn "bẩn" dễ dàng đến tay người tiêu dùng

LH LDO | 21/12/2017 13:44

100% mẫu thịt gà, lợn tại 5 tỉnh, thành phía Nam nhiễm khuẩn E.coli. Có một thực tế, con đường thịt lợn "bẩn" đến tay người tiêu dùng khá dễ dàng, khó phát hiện.

Mỗi sáng, vợ chồng chị T đèo một con lợn đã mổ sẵn ra chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội bán. "Hôm nay lợn sạch, chị mua gì không? Lợn nhà em nuôi đấy, yên tâm", T mời chào. 

Sau câu giới thiệu của T, có khách hàng nghi ngờ: Hôm nay thịt sạch, thế những hôm khác thịt không sạch? Theo lời kể của T, thịt lợn thường được lấy từ các lò mổ ở các vùng thuộc tỉnh Hà Tây cũ, sau đó đưa về bán lẻ. Cũng có những hôm mua được lợn của nhà dân thì tự mổ mang đi bán.

T tiết lộ: Điểm giết mổ T hay lấy, mỗi đêm họp “chợ” có hàng chục chủ lò mổ mang thịt lợn ra bán với khoảng 300-500 con. Số thịt lợn này được phân tán đi nhiều nơi như Quốc Oai, Sơn Tây, Vĩnh Phúc nhưng chủ yếu là Hà Nội. Việc kiểm dịch được nhân viên đóng dấu.

T cũng cho biết: Lợn tập kết tại đây là do các chủ lò mổ từ các huyện lân cận mang đến. Toàn bộ số thịt này đều không được kiểm tra mà tự các chủ mổ mang đến bán. Sau khi giết mổ, việc kiểm tra và đóng dấu kiểm dịch mới diễn ra.

Hơn 20 năm kinh doanh thịt tại đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội, chị S kể: "Thịt không thể lấy ở một điểm mà phải đi nhiều nơi. Người buôn thịt lợn như chúng tôi cũng chỉ nhìn bằng... cảm quan. Hôm nào lợn của nhà nuôi sẽ khẳng định thịt sạch, còn thịt đi mua lại chỉ biết mua ở điểm giết mổ". 

Cũng theo chị S, sở dĩ có thịt giá rẻ dao động từ 25.000 đến 50.000 đồng/kg là thịt "bẩn", chịt lợn chết. Nhiều sạp bán thịt lợn bệnh, thịt lâu ngày, nhưng giá rất rẻ nên vẫn khá đông khách. Những người đến mua đều là chủ hàng bán thịt ở các chợ, quán cơm, quán nhậu và thường mua với số lượng lớn.

Theo thống kê, hiện Hà Nội phải nhập khẩu khoảng 60% sản phẩm động vật từ các địa phương khác, tuy nhiên, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng thịt bẩn nhưng vẫn ung dung tuồn về Hà Nội với tấm “bùa hộ mệnh” là giấy kiểm dịch ở các địa phương khác.

Động vật và sản phẩm động vật dù lưu thông trong tỉnh hay ra tỉnh ngoài đều phải lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định trước khi vận chuyển đi tiêu thụ, nhưng hiện nay, đa phần các địa phương ngoại tỉnh cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cẩu thả, sơ sài (không ghi rõ ngày tháng, số lượng, không có con dấu...). Việc lấy mẫu xét nghiệm gần như bị bỏ qua.

Mới đây, các tỉnh được lấy mẫu thịt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và TPHCM. Kết quả cho thấy, cả 150 mẫu thịt này đều có số lượng vi khuẩn E.coli vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nguyên nhân là điều kiện vệ sinh kém từ các lò giết mổ đến các nơi bày bán, chế biến thực phẩm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn