MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hai gia đình chưa nhận được con sau khi phát hiện nhầm lẫn cách đây 6 năm, ảnh L. Hà

Thời kỳ công nghệ 4.0, làm gì để không trao nhầm con tại bệnh viện?

Kim Đồng LDO | 16/07/2018 08:30
Một vụ việc hy hữu vừa xảy ra khi Bệnh viện (BV) đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) trao nhầm con khiến dư luận rất quan tâm. Trước sự việc này, nhiều người đặt câu hỏi: "Thời kỳ công nghệ 4.0, bệnh viện cần làm gì để không xảy ra trường hợp tương tự?"...

Hai gia đình anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, xã Tây Đằng) và chị Vũ Thị Hương (35 tuổi, xã Phú Sơn) đã phát hiện BV đa khoa huyện Ba Vì trao nhầm con cách đây 6 năm, sau khi có kết quả xét nghiệm ADN.

Về vụ việc, BV đa khoa Ba Vì đã có báo cáo và cho biết phía hai gia đình trên đề nghị BV hỗ trợ một khoản chi phí khoảng 300 triệu đồng tổn thất do sự cố trao nhầm con suốt 6 năm qua. Để giải quyết vấn đề này, BV đa khoa Ba Vì đã có công văn gửi TAND huyện xem xét, giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Sở Y tế Hà Nội cũng đã có chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm chương trình chăm sóc và giao nhận trẻ sơ sinh theo đúng quy định. Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã giao Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chủ trì giải quyết dứt điểm vụ việc trước ngày 20.7.

Gắn camera giám sát phòng sinh… liệu có giải quyết trao nhầm con?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó Giám đốc BV Từ Dũ (BS.CK II, TPHCM) cho biết, mỗi ngày BV này có khoảng từ 180 – 200 trẻ ra đời. Để có quy trình đảm bảo không xảy ra trường hợp trao nhầm con như vụ việc ở huyện Ba Vi, BV đã triển khai nhiều giải pháp.

“Cách đây 5 năm, BV Từ Dũ có 3 bước đánh dấu trẻ mới chào đời để biết con của ai. Cụ thể, khi trẻ sinh ra, phải cho người mẹ coi giới tính, rồi dán một miếng băng keo lên ngực cháu. Sau công việc này, cháu bé mới chuyển đến bàn làm rốn để lau khô và làm rốn.

Sau đó là vẽ mực lên đùi cháu bé để nhận dạng với các thông tin như: tên tuổi mẹ, số nhập viện, giới tính… Cuối cùng là đeo một cái lắc tay hoặc lắc chân có ghi thông tin tương tự như dán miếng băng keo vào ngực trẻ. Những cách làm trên gọi là quy trình chống nhầm lẫn con.

Hiện nay BV đã có chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu (tức là tất cả trẻ nhỏ sinh ra điều cho nằm trên ngực mẹ), đối với trẻ sinh thường thì có 100% trẻ sẽ nằm trên ngực mẹ khi chưa thực hiện cắt rốn. Đến khoảng 2 phút sau, BV mới thực hiện cắt rốn (thời điểm này sẽ thực hiện thủ thuật như vẽ lên đùi, đeo lắc, dán miếng keo trên người trẻ... Riêng đánh dấu bằng mực vẽ có ưu điểm tồn tại lâu từ 48-72 giờ và đến khi trẻ tắm nhiều lần, mực mới mờ dần", bác sĩ Nhi nói.

Về việc tránh trao nhầm con thời kỳ công nghệ 4.0, có ý kiến cho rằng giải pháp tốt nhất là lắp đặt hệ thống camera tại các phòng sinh đẻ… Tuy nhiên, theo bác sĩ Nhi thì cho rằng giải pháp không thực sự khả thi.

"Gắn camera không thể hình dung ra khuôn mặt trẻ như thế nào và ra sao… mà chỉ nắm được quy trình thực hiện. Tôi chưa mường tượng ra, camera có thể thay đổi tốt để tránh trao nhầm con, vì riêng BV Từ Dũ thì việc gắn camera cho khoảng 20 bàn sinh thật sự chưa khả thi ở thời điểm này”, bác sĩ Nhi chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn