MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng tới sự trao đổi chất của cơ thể

ÁNH NHIÊN (EAT THIS, NOT THAT) LDO | 10/10/2021 13:00

Một số triệu chứng phổ biến của quá trình trao đổi chất chậm như rụng tóc, da khô, mệt mỏi và tăng cân hoặc khó giảm cân. Dưới đây, một số thói quen ăn uống có thể làm giảm tốc độ trao đổi chất ở cơ thể bạn.

Ăn không đủ protein trong ngày

Nạp đủ protein là một phần quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe trao đổi chất của chúng ta. Ăn một chế độ ăn giàu protein có liên quan trực tiếp đến sự trao đổi chất tổng thể tốt hơn.

Không chỉ chúng ta ăn bao nhiêu protein mà còn quan trọng là khi chúng ta ăn nó. Hầu hết chúng ta ăn đủ tổng lượng protein nhưng chúng ta không phân chia hợp lý giữa bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ để tối đa hóa sự phát triển và sửa chữa cơ bắp.

Bỏ bữa sáng

Nếu bạn là người phải vật lộn để tăng sự trao đổi chất vào buổi sáng, hãy thử thay đổi thói quen ăn sáng để có thể có một bữa ăn cân bằng.

Mục tiêu là để khởi động quá trình trao đổi chất của bạn bằng một bữa sáng giàu chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, protein và chất béo lành mạnh. Điều đó có thể bao gồm những thứ như trứng với rau, bột yến mạch với bơ đậu phộng, sữa chua Hy Lạp với quả mọng, hạt với trứng, pho mát, protein nạc (rau là một điểm cộng) và một phần trái cây.

Nhận quá nhiều calo hàng ngày vào ban đêm

Cơ thể thích hợp cho việc nạp thức ăn vào ban ngày khi bạn hoạt động nhiều hơn và cần được cung cấp nhiên liệu thích hợp. Bạn không nên ăn thức ăn trước khi ngủ, bởi vì cơ thể chúng ta không cần, nhưng những gì chúng ta ăn trong ngày ảnh hưởng đến giờ giấc buổi tối của chúng ta, từ đó ảnh hưởng đến sự trao đổi chất.

Để cân bằng sự trao đổi chất dựa trên nhịp sinh học tự nhiên của chúng ta, bạn nên ăn một bữa sáng bổ dưỡng, một bữa trưa thịnh soạn và một bữa tối ít hơn.

Không ăn đủ chất xơ

Chất xơ là một thành phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trao đổi chất của chúng ta. Chất xơ không chỉ giúp chúng ta duy trì sự trao đổi chất lành mạnh mà còn giúp chúng ta chống lại những bệnh như tiểu đường týp 2, bệnh tim mạch và thậm chí là ung thư.

Chất xơ có thể làm tăng sự trao đổi chất bằng cách đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để xử lý và trái cây, rau, quả hạch, đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ giúp chúng ta no lâu và được nuôi dưỡng tốt suốt cả ngày.

Không nhận đủ calo

Cắt giảm calo đôi khi có thể là một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu giảm cân, nhưng nếu chúng ta không nạp đủ calo trong cả ngày, nó sẽ thực sự làm chậm quá trình trao đổi chất của chúng ta.

Bạn phải ăn nhiều calo để đốt cháy calo và trong khi thiếu hụt calo là cần thiết để giảm cân, ăn quá ít calo có thể khiến cơ thể bạn nghĩ rằng thực phẩm khan hiếm và làm chậm quá trình trao đổi chất để bù đắp.

Ăn quá nhiều thực phẩm đã qua chế biến

Sự trao đổi chất của bạn bị ảnh hưởng bởi lượng thức ăn chúng ta ăn và thời điểm chúng ta ăn, nó cũng bị ảnh hưởng bởi loại thức ăn chúng ta ăn. Nhiều chuyên gia khuyên chúng ta nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn vì lý do này. Thực phẩm đóng gói thường được tiêu hóa một cách nhanh chóng và thiếu chất xơ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn