MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mối quan hệ giữa tăng huyết áp và đột quỵ.

"Thủ phạm" gây ra căn bệnh "giết người thầm lặng" nhiều người Việt mắc

Minh An LDO | 30/11/2019 08:33

Tăng huyết áp được mệnh danh là kể giết người thầm lặng, bởi hầu hết các bệnh nhân không hề có triệu chứng gì, và khi mà có triệu chứng trên lâm sàng thì đã là biến chứng.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc BV Tim Hà Nội cho biết, theo thống kê tại Việt Nam có 25,1 % dân số tuổi từ 25 trở lên bị bệnh lý cao huyết áp. Điều này tương đương với tỉ lệ cứ 4 người trưởng thành có 1 người cao huyết áp. Tỉ lệ đột quỵ không ngừng gia tăng ảnh hưởng nhiều từ các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh lý tăng huyết áp.

Tăng huyết áp được mệnh danh là kể giết người thầm lặng, bởi hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng gì. Đa số họ không biết mình có bệnh đến khi có triệu chứng trên lâm sàng đã có biến chứng, ví dụ như khó thở do suy tim, đau ngực do suy vành hoặc tê biến nửa người do tai biến.

Một ca phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Đây là biến chứng trầm trọng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuốc sống, tuổi thọ, kinh tế gia đình mà rộng hơn ảnh hưởng đến cả kinh tế xã hội. Điều này cảnh báo cho bệnh nhân thấy cần phải quan tâm hơn đến huyết áp của mình để tránh cơn đột quỵ.

"Trong quá trình điều trị bệnh nhân bác sĩ gặp nhiều trường hợp bệnh nhân bỏ qua giai đoạn “cửa sổ vàng” đưa bệnh nhân đến viện do đó nhiều trường hợp trễ điều trị bệnh. Nhiều người bị tai biến nhưng theo quan niệm dân gian gọi là trúng gió và vì nghĩ là trúng gió nên thường người nhà để bệnh nhân ở nhà cạo gió, bôi dầu cao mà bỏ qua thời gian vàng đưa bệnh nhân đến viện  sớm nhất.

Cửa sổ vàng đối với các bệnh nhân đột quỵ là trong khoảng thời gian từ 3 - 6 giờ sau khi xảy tai biến. Nếu bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sớm hoàn toàn có thế xử lý tốt nhất cho bệnh nhân", Giáo sư, Tiến sĩ Tuấn cho hay.

Tại Bệnh viện Tim Hà Nội đã tiếp nhận và cứu chữa nhiều ca đột quỵ do tăng huyết áp mà người bệnh không hay.

Cũng tại buổi lễ trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế công nhận giao nhiệm vụ tuyến cuối chuyên môn kỹ thuật tim mạch cho Bệnh viện Tim Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Sinh Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, cho biết thời gian qua Bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, hoàn chỉnh trong lĩnh vực tim mạch với 5 mũi nhọn: Phẫu thuật, can thiệp, nội khoa, nhi khoa và tim mạch chuyển hóa. Mỗi năm bệnh viện thực hiện chuyển giao nhiều gói kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới, giúp các bệnh nhân tại các địa phương thêm cơ hội tiếp cận điều trị.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn