MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Vaccine COVID-19 có khả năng chống lại biến thể Delta Plus không?

NGỌC ANH (THEO THE CONVERSATION) LDO | 17/08/2021 09:11
Mới đây, Ấn Độ đã phát hiện biến thể Delta Plus, một đột biến mới trong biến thể Delta coronavirus có khả năng lây lan nhanh chóng. Nhiều người đã đặt câu hỏi về việc liệu các vaccine COVID-19 có tác dụng chống lại biến thể virus này hay không?

Biến thể Delta Plus khác với biến thể Delta như thế nào?

Ảnh: The Conversation

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể Delta được phát hiện đã lan rộng trên toàn cầu, thậm chí, đang trên đà trở thành chủng virus thống trị trên thế giới. Biến thể này là nguyên nhân dẫn đến làn sóng COVID-19 thứ hai ở Ấn Độ với khả năng tái tạo nhanh hơn, lây lan dễ dàng hơn và liên kết mạnh mẽ hơn với các thụ thể tế bào phổi.

Delta Plus hay tên đầy đủ là B.1.617.2.1 hoặc AY.1., là đột biến mới trong biến thể Delta, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, làm dấy lên những lo ngại về một làn sóng lây nhiễm khác ở nước này.

Tuy nhiên, Delta Plus có đột biến bổ sung “K417N”, đã được tìm thấy trong biến thể Beta trước đây bắt nguồn từ Nam Phi. Biến thể Beta với đột biến này cho thấy khả năng kháng lại vaccine COVID-19 ở một mức độ nào đó.

Vaccine COVID-19 có tác dụng chống lại Delta Plus không?

Ảnh: Healthline

Theo Bộ Y tế Ấn Độ, Delta Plus có thể vượt qua sự miễn dịch được cung cấp bởi vaccine và làm giảm hiệu quả của các liệu pháp kháng thể đơn dòng được sử dụng để điều trị COVID.

Sự đột biến này nằm trên phần quan trọng của virus là những protein gai, gắn trực tiếp vào các tế bào bị lây nhiễm. Trong khi đó, các đột biến trước đây nằm trên “vùng liên kết thụ thể” của protein gai, tạo điều kiện virus tấn công vào các thụ thể trong tế bào.

Đột biến Delta Plus trong biến thể Delta cho thấy virus có thể thoát khỏi hệ thống miễn dịch ở một mức độ nào đó. Điều này có nghĩa là chỉ tiêm một liều vaccine thì chưa cung cấp đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể.

Tuy nhiên, liều vaccine thứ hai đã được chứng minh là tạo ra đủ kháng thể chống lại những lây nhiễm có triệu chứng và bệnh nặng. Hãy nhớ là hầu hết các vaccine COVID không cung cấp khả năng miễn dịch tuyệt đối, nhưng có tác dụng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các nhà nghiên cứu tại Anh phát hiện ra vaccine Pfizer có hiệu quả chống lại biến thể Delta là 33% sau một mũi đầu và 88% sau mũi thứ hai. Vaccine AstraZeneca, hiệu quả chỉ đạt 33% sau liều đầu tiên nhưng đã tăng lên đến 60% sau liều thứ hai.

Biến thể Delta Plus có thể làm giảm hiệu quả tạo kháng thể đối với các loại vaccine hiện đang được sử dụng, mặc dù vẫn chưa có dữ liệu cụ thể nào về việc này.

Về cơ bản, hiện nay vẫn chưa đủ dữ liệu để chứng minh Delta Plus lây nhiễm dễ dàng hơn hoặc gây ra bệnh nặng hơn so với các biến thể khác. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới chưa phân loại đây là một dạng biến thể đáng lo ngại.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn