MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa của Đại học Oxford.

Vaccine HIV bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 ở Châu Phi

THS HOÀNG ANH TUẤN (Theo Đại học Oxford, https://www.ox.ac.uk) LDO | 14/10/2021 16:50

Chương trình hợp tác thử nghiệm vaccine toàn cầu HIV/AIDS Âu - Phi (GREAT) - trong đó, Đại học Oxford là đối tác chính - đã thông báo việc bắt đầu hoạt động tiêm chủng thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 của một ứng cử viên vaccine HIV mới.

Với liều tiêm đầu tiên được triển khai ở Trung tâm nghiên cứu sức khỏe gia đình ở Lusaka, Zambia (CFHRZ), thử nghiệm sẽ mở rộng ở các nơi khác ở Kenya và Uganda trong những tuần sắp đến.

Theo Tiến sĩ Villiam Kilembe, Giám đốc dự án của CFHRZ và cũng là điều tra chính của chương trình thử nghiệm đã nhận định rằng: “Các đối tác quốc tế là rất quan trọng trong việc phát triển và đánh giá các ứng cử viên vaccine HIV ở các quốc gia và cộng đồng nơi mà vaccine HIV cuối cùng sẽ có tác động lớn nhất lên sức khỏe cộng đồng. CFHRZ tự hào là một thành viên của tập đoàn đánh giá HIVconsvX và là đơn vị cung cấp liều đầu tiên của vaccine thử nghiệm HIV này trong chương trình thử nghiệm HIV-CORE 006”.

Mục tiêu của chương trình thử nghiệm HIV-CORE 006 là để đánh giá sự an toàn, khả năng dung nạp, và tính sinh miễn dịch của ứng cử viên vaccine mới HIVconsvX với công nghệ “khảm vaccine” (mosaic vaccine) để đạt mục tiêu lên phạm vi lớn các biến thể của virus HIV, làm nó có tiềm năng áp dụng được đối với các chủng HIV ở bất kỳ khu vực địa lý nào. 

Giáo sư Tomas Hanke, Giáo sư về miễn dịch học vaccine ở Đại học Oxford và cũng là nhà nghiên cứu chính của chương trình thử nghiệm này đã nhận định: “Việc thiết kế loại vaccine có độ hợp lý cao, được hỗ trợ công nghệ tin - sinh học để đối phó với sự thay đổi lớn của chủng HIV-1 là một trong những thử thách lớn nhất để phát triển một loại vaccine hiệu quả chống lại HIV/AIDS”

Tiến sĩ Paola Cicconi, nhà nghiên cứu lâm sàng cao cấp ở Đại học Oxford, người phụ trách điều tra chương trình thử nghiệm nói rằng “Một loại vaccine HIV hiệu quả vẫn là một công cụ phòng ngừa HIV, là giải pháp có hiệu quả chi phí nhất và được mong đợi nhất để kết thúc dịch bệnh HIV”

Thử nghiệm sẽ được tiến hành trên 88 người lớn khỏe mạnh, âm tính với HIV, có độ tuổi từ 18 đến 55, và là những người được xem xét không ở trong nhóm rủi ro lây nhiễm cao, sẽ nhận được tiêm một liều vaccine đầu tiên, và liều tăng cường tiếp theo sau đó 04 tuần.

Trong khi hầu hết các ứng cử viên vaccine hoạt động bởi việc tạo ra các kháng thể được sinh ra bởi các tế bào B, HIVconsX sinh ra hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào T gây bệnh, nhắm mục tiêu vào các khu vực được bảo vệ cao và do đó dễ bị tổn thương nhất của virus HIV - Một “gót chân Asin” chung của các biến thể HIV phổ biến nhất.

Tiến sĩ Vincent Muturi-Kioi, Giám đốc Y khoa ở Trung tâm IAVI, nhận định rằng “Điều quan trọng là chúng ta có một nguồn đa dạng các ứng cử viên vaccine HIV nhắm mục tiêu lên cả kháng thể lẫn tế bào T của hệ thống miễn dịch. HIVconsvX đại diện cho một giả thuyết mới đầy thú vị về việc thu hút kẻ giết người - tế bào T để ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV”.

Hiện tại, việc phòng ngừa HIV diện rộng tập trung vào việc can thiệp hành vi và y - sinh như là cắt bao quy đầu y tế tự nguyện, sử dụng bao cao su, và các loại thuốc chống vi rút được sử dụng trước khi phơi nhiễm.

Tiến sĩ Walter Jaoko, Giám đốc Viện nghiên cứu lâm sàng KAVI (KAVI-ICR), nhà điều tra chính, nhận định rằng “Vaccine phòng ngừa, đặc biệt là những loại cung cấp sự bảo vệ lâu dài chống lại tất cả những nhóm HIV chính, sẽ là một công cụ tuyệt vời cho những người không thể tiếp cận hoặc sử dụng các biện pháp phòng ngừa hiện có. Điều này giải thích tại sao sự ưu tiên vẫn là việc chúng ta thiết kế và đánh giá được các cách tiếp cận vaccine mới như là HIVconsvX”.

Các nhà nghiên cứu hi vọng có thể báo cáo các kết quả của chương trình thử nghiệm HIV-CORE 006 vào cuối năm 2022.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn