MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhân viên tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng tại một quán nhậu đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp, TPHCM), ảnh: PV

Xử phạt vi phạm phòng, chống tác hại thuốc lá tại TPHCM: “Đụng chạm thì có dám làm hay không ?”

Kim Đồng LDO | 24/10/2018 18:25
Nhắc đến hạn chế trong xử phạt vi phạm phòng, chống tác hại thuốc lá, một cán bộ là người đã làm trực tiếp công việc này cho rằng: “Quy định đã có nhưng có chịu phạt và có dám phạt nếu đụng chạm người quen, cấp trên hay không?”…

Kiểm tra, xử lý phòng, chống tác hại thuốc lá... còn trở ngại

Ngày 24.10, BS Trịnh Văn Hiệp - thành viên Ban chủ nhiệm Phòng chống tác hai thuốc lá, Sở Y tế TPHCM (PCTHTL SYT) - cho biết, vừa qua các bước thực hiện xử phạt vi phạm phòng, chống tác hại thuốc lá bao gồm: Triển khai, chỉ đạo, quán triệt…; tập huấn, phổ biến, hướng dẫn; giám sát hướng dẫn; kiểm tra, giám sát, nhắc nhở nếu có vi phạm; cuối cùng là phạt nếu tái phạm (có chứng cứ).

Phát hiện thuốc lá tại căng-tin một bệnh viện tại TPHCM. Ảnh: BS Hiệp.

“Ngành Y tế đã triển khai nhiều năm các bước trên nên bây giờ chủ yếu là tiến hành xử phạt nếu phát hiện vi phạm”, BS Hiệp nói.

Về điều kiện để phạt, BS Hiệp cho hay, bản thân phải chịu phạt thì mới đi phạt người khác. Khi chịu phạt rồi thì phải dám phạt cả người quen, thậm chí cấp trên.

Phát hiện thuốc lá tại căng-tin một Bệnh viện tại TPHCM. Ảnh: BS Hiệp.

Về thẩm quyền cho người xử phạt và các thủ tục liên quan cần đơn giản, hiệu quả. Sau khi lập biên bản, phải đưa ra biên bản cho cơ quan thẩm quyền để ra quyết định, rồi người vi phạm mới đóng phạt… Quy trình thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt này gây trở ngại.

BS Hiệp cho biết thêm: “Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá hướng dẫn rằng cán bộ thi hành nhiệm vụ có quyền lập biên bản vi phạm hành chính để cơ quan thanh tra y tế xử phạt. Tuy nhiên, thanh tra SYT cho rằng, chỉ được lập biên bản làm việc, sau đó chuyển thanh tra y tế xác lập vi phạm hành chính và xử phạt. Việc này gây khó khăn cho người thực hiện kiểm tra, xử lý phòng, chống tác hại thuốc lá…”.

Ngoài ra, việc tiến hành xử phạt vi phạm cần có chứng cứ cụ thể. Xử phạt người vi phạm phải có chứng cứ như quay phim, chụp hình. Có chứng cứ mới tiến hành làm việc rồi nhắc nhở. Và khi họ tái phạm thì sẽ xử phạt nghiêm”.

Xử phạt vi phạm trong thời gian vừa qua chỉ phạt các cơ sở y tế và cán bộ, nhân viên và người lao động y tế (để làm gương trước). Hiện vẫn chưa xử phạt thân nhân, bệnh nhân. Nếu xử phạt cần làm tốt việc truyền thông giáo dục sức khỏe, giám sát nhắc nhở, tư vấn cai nghiện cho bệnh nhân....

BS Hiệp cũng chia sẻ thêm, việc tuân thủ Luật phòng, chống tác hại thuốc lá chưa tốt và thực thi cũng chưa nghiêm nên việc xử phạt chưa triệt để. Với cách làm hiện nay, nhiều năm nữa cũng còn nhiều người hút thuốc lá nơi bị cấm và vi phạm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá …

Phạt gấp 10 lần mức phạt quy định trước đây

Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18.11.2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 1.2.2017, Chính phủ đã quyết định tăng mức phạt đối với một loạt hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng.

Khoản 1, Điều 20 của Nghị định này quy định hành vi vứt thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ và nơi công công bị phạt tiền từ 500 ngàn đồng - 1.000.000 đồng (gấp 10 lần mức phạt quy định trước đây).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn