MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bà Nguyễn Thị Nhiệm (58 tuổi) cho hay có khá nhiều sinh linh nhỏ bé đã không thể được hưởng sự sống.

Người 'mẹ gàn dở' của 103.000 đứa con vô danh

Thái Hậu LDO | 13/04/2017 18:27
Dù bị người đời cho là bao đồng, gàn dở, thần kinh… nhưng chưa một lần bà nghĩ dừng “đón” các thai nhi về nhà. 10 năm qua, tại các BV tư ở Hà Nội hay những thùng rác gần đó, luôn có bóng dáng người phụ nữ cần mẫn “gom” xác thai nhi đem về chôn ở Bến Cốc, thôn Đồi Cốc (Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội).

Nghỉ một ngày là đứng ngồi không yên

Hàng ngày, cứ vào 4h sáng và 16h, bà Nguyễn Thị Nhiệm (48 tuổi) lại đạp xe đến các phòng khám, bệnh viện, những nơi có xác thai nhi để “đón” về nhà. Theo bà Nhiệm: "Những thai nhi xấu số ấy đã không được làm người, thiệt phận như vậy thì cũng phải được chỗ ở đàng hoàng. Nên chừng nào còn khỏe, còn đi được thì vẫn làm... Dù ngày nắng hay mưa thì bà vẫn phải đi, nghỉ một ngày thôi là bà đứng ngồi không yên”.

Bà Nhiệm thường mang về những chiếc túi hay hộp to và bên trong là những cái xác thai nhi xấu số

Chị Nguyễn Thị Duyên (31 tuổi) con dâu bà Nhiệm chia sẻ: “Ban đầu cũng sợ nhưng bình tĩnh lại thì chị hiểu là những thai nhi ấy cũng như con, như cháu mình. Từ khi công việc của bà được hàng xóm, láng giềng biết đến, ai nấy đều cho rằng việc làm của bà có vấn đề thần kinh. Nhưng bà thẳng thắn: “Họ nói thì họ nghe thôi. Tôi còn nhiều việc phải lo lắm..."

“Các cháu đã chọn tôi”

Trong một chuyến thăm người nhà tại bệnh viện, bà Nhiệm để ý nhiều người trẻ ra vào bệnh viện với sự mệt mỏi, đau yếu. Bà đến gặng hỏi rồi biết chuyện, qua nhiều lần quan sát thấy người y tá chôn những thai nhi ở rìa bờ rào của bệnh viện. Chẳng thể cầm lòng được trước cảnh tượng đó, bà cứ suy nghĩ mãi. Bất cứ lúc nào lên bệnh viện, bà đều để ý về khu rìa bờ rào ấy. Theo đó, bà Nhiệm đã quyết định đặt vấn đề với những người bác sĩ, y tá để được đưa thai nhi về an táng. Cùng với cái tâm của một vài người bác sĩ, họ đồng ý giao cho bà những sinh linh ấy.

Những nhóm thiện nguyện từ các nơi như Bắc Ninh, Nam Định,… cũng về đây cùng đưa tiễn các cháu.

Một lần. Hai lần. Ba lần. Cuối cùng, sự thành tâm của bà cũng được đáp trả. Từ đó, bà bắt đầu công việc “thu gom” của mình như một việc làm tu tâm tích đức. Có những nơi, bà phải thuyết phục họ đến cả năm mới được đồng ý.

Lần đầu tiên bà nhận được xác thai nhi từ người tên Huệ của bệnh viện đa khoa, những năm tháng sau đó bà nhận thêm từ 10 phòng khám khác. Những ngày đầu đưa thai nhi về, bà không biết chôn ở đâu, để cả tháng trời không an táng được. Sau đó, bà kể chuyện việc bà làm cho cha giáo nghe, cha rất mừng và đồng ý ngay. Cha xin cho bà một phần đất nhỏ lấy chỗ an táng. Lâu dần, bà nghĩ xa xôi không thuận tiện, bà nói với cha về mảnh đất ruộng (1 sào 8) sau nghĩa trang của gia đình bà, bà đã đổi cho một người quen. Bà  xin phép cha về việc đưa các thai nhi về chôn cất tại đây, xây dựng thành nghĩa trang thai nhi và được chấp thuận.

Mọi nguồn tài chính phục vụ cho công việc của bà trong suốt 10 năm qua đều do cha xứ, cha giáo ủng hộ, một phần do những người có lòng hảo tâm từ các nơi. Người thì dăm ba trăm, người thì ủng hộ tiểu, người thì mua vải trắng, quần áo trẻ sơ sinh, hoa, hương đem đến phụ giúp bà. Bà nói: “Mình chỉ có tâm, có công, có đất thôi, cha và mọi người phụ giúp về tài chính”.

Bà Nhiệm thường hay mơ về những đứa trẻ. Có lẽ, chúng đang báo mộng cho bà biết trước sự có mặt của chúng. Đêm hôm đó, bà bỗng thấy mình đứng ở một nơi lạ, không phân định được là đâu. Một đàn đom đóm bay tới vây quanh bà. Có giọng nói của một đứa bé gọi “ bà ơi”. Sau đó một ngày, bà nhận được cuộc gọi từ bệnh viện nói rằng có một cháu bé vừa bị “ép” ra. Bà lạnh người nhận ra đêm hôm trước cháu bé ấy đã gọi mình như thể báo trước điều này. Kể từ đó, bà hiểu là các cháu đã chọn bà. Chúng đến với bà như có duyên nợ từ trước.

103.000 thai nhi đã được an táng

Cứ 2 tuần một lần, bà Nhiệm lại tổ chức khâm liệm và chôn cất cho các cháu. Biết tôi muốn đến thăm “ngôi nhà” của các em, bà dẫn tôi đi qua một cánh đồng là tới. Quan sát mọi thứ, tôi thấy trên mỗi “ngôi nhà” đều có khắc dòng chữ “ngôi nhà chung”, dòng dưới là con số chỉ số lượng những em bé trong “ngôi nhà” đó. Tất cả những thai nhi này đều không có tên, họa mới có cháu được đặt tên từ sớm. Những cháu lớn 7-8 tháng vẫn bị ruồng bỏ vì vô vàn lý do từ cha mẹ chúng.

Bước vào nhà kho, hiện ngay trước mắt tôi là một chiếc tủ đá cùng những mảnh vải trắng đặt ngay ngắn, gọn gàng. Tránh gây mùi, bà Nhiệm đã sắm chiếc tủ đó để bảo quản thai nhi cho đến khi chúng được chôn cất.

Không đơn giản chỉ là việc đem về và chôn cất, bà Nhiệm cẩn thận vệ sinh cho các em. Bà đeo đôi găng tay, lấy một tấm vải trắng đặt lên bàn. Một tay bà làm...

Hơn 10 năm qua, bà đã chôn cất được 103.000 cháu và cũng đã cứu sống được hai cháu bé.

 

 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn