MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chim sơn ca bay đi…

hà văn LDO | 02/09/2017 07:15
Tôi nhớ không nhầm thì Báo Lao Động là tờ báo đầu tiên đăng bài thơ của nhà thơ người dân tộc Pa Dí, tên Pờ Sảo Mìn. Anh em cứ gọi đùa là nhà thơ “phở sào mỳ”. Mìn viết: “Dân tôi chỉ có hai ngàn người - Như cái cây có hai ngàn chiếc lá”. Ôi trời! Viết thế thì đến ông anh Nguyễn Duy viết “tre xanh” có khi hay và đẹp hơn, nhưng là cái hay bóng bẩy, không có sức nặng của cuộc sống như thơ của Mìn.

Hồi chống Mỹ Mìn làm bài thơ: Bản tôi có 4 gia đình. Có 6 con chim họa mi từ bản bay đi. Sau chiến tranh không có con nào bay về nhà. Ôi trời! Mìn ơi, đọc thơ chú anh bủn rủn cả người!

Có lần tôi đi họp tận Sapa (Lào Cai) với một số các Tổng Biên tập và nhà báo làm Văn hóa - Văn nghệ. Mìn từ Mường Khương cũng xuống Sapa chơi với chúng tôi. Sau bữa tiệc tỉnh mời, tôi đi lang thang gặp Mìn. Mìn mừng lắm và tôi kéo Mìn và một ông anh nghệ sĩ ở “nóc nhà Đông Dương” đi nhậu đêm.

Thấy tôi kéo bàn gọi chủ quán mang ra hết đĩa nọ đến đĩa kia, Mìn đứng phắt dạy, quát nhà hàng mang vào rồi kéo nhau ra đường. Đêm Sapa lạnh và tối. Hồi ấy chưa có đèn cao áp. Mìn gọi: “Cho một cái đầu gà, cổ cánh và hai cẳng chân. Một lít rượu! Anh Chính ơi! Bọn em gọi thế này là ăn tiệc đấy! Sao anh phí của thế. Trên này bà con kiếm được đồng bạc khó lắm”.

Mìn vốn là “mã phu” của tỉnh ủy. Hồi ấy chưa có đường và ôtô, Bí thư, Chủ tịch huyện toàn đi ngựa. Mìn là “cán bộ” chăn ngựa, đến lúc kinh tế phát triển Mìn được sang Tiệp Khắc học lái ôtô, máy cày, máy kéo, cũng là nghề cũ được hiện đại hóa thôi. Sau Mìn bị “cho nghỉ” vì một tội (xin phép Mìn nhé) rất vớ vẩn.

Mìn hết tiền uống rượu đem bán mấy cân giấy vụn ở văn phòng, trong đó có cả mấy bản tin tham khảo dành cho lãnh đạo đọc, chứ không đăng báo hoặc nói vang vang trên đài như bây giờ. Mìn bảo: “Anh cứ lên Mường Khương, vợ em làm hiệu trưởng cấp I, có lương. Em có mấy luống rau và chiếc ao nhỏ thả cá, vợt một con trắm đen lên hai thằng ăn nhòe...”

Tôi không lên được, còn bây giờ đã quá tuổi lang thang mấy chục năm rồi. Hàng năm tôi theo dõi báo Văn Nghệ cũng không thấy thơ Pờ Sảo Mìn. Mìn ơi, bây giờ đang ở đâu? Hồi chống Mỹ Mìn làm bài thơ: Bản tôi có 4 gia đình. Có 6 con chim họa mi từ bản bay đi. Sau chiến tranh không có con nào bay về nhà. Ôi trời! Mìn ơi, đọc thơ chú anh bủn rủn cả người!

Có lần tôi đi họp tận Sapa (Lào Cai) với một số các Tổng Biên tập và nhà báo làm Văn hóa - Văn nghệ. Mìn từ Mường Khương cũng xuống Sapa chơi với chúng tôi. Sau bữa tiệc tỉnh mời, tôi đi lang thang gặp Mìn. Mìn mừng lắm và tôi kéo Mìn và một ông anh nghệ sĩ ở “nóc nhà Đông Dương” đi nhậu đêm. Thấy tôi kéo bàn gọi chủ quán mang ra hết đĩa nọ đến đĩa kia, Mìn đứng phắt dạy, quát nhà hàng mang vào rồi kéo nhau ra đường.

Đêm Sapa lạnh và tối. Hồi ấy chưa có đèn cao áp. Mìn gọi: “Cho một cái đầu gà, cổ cánh và hai cẳng chân. Một lít rượu! Anh Chính ơi! Bọn em gọi thế này là ăn tiệc đấy! Sao anh phí của thế. Trên này bà con kiếm được đồng bạc khó lắm”.

Mìn vốn là “mã phu” của tỉnh ủy. Hồi ấy chưa có đường và ôtô, Bí thư, Chủ tịch huyện toàn đi ngựa. Mìn là “cán bộ” chăn ngựa, đến lúc kinh tế phát triển Mìn được sang Tiệp Khắc học lái ôtô, máy cày, máy kéo, cũng là nghề cũ được hiện đại hóa thôi. Sau Mìn bị “cho nghỉ” vì một tội (xin phép Mìn nhé) rất vớ vẩn.

Mìn hết tiền uống rượu đem bán mấy cân giấy vụn ở văn phòng, trong đó có cả mấy bản tin tham khảo dành cho lãnh đạo đọc, chứ không đăng báo hoặc nói vang vang trên đài như bây giờ. Mìn bảo: “Anh cứ lên Mường Khương, vợ em làm hiệu trưởng cấp I, có lương. Em có mấy luống rau và chiếc ao nhỏ thả cá, vợt một con trắm đen lên hai thằng ăn nhòe...”

Tôi không lên được, còn bây giờ đã quá tuổi lang thang mấy chục năm rồi. Hàng năm tôi theo dõi báo Văn Nghệ cũng không thấy thơ Pờ Sảo Mìn. Mìn ơi, bây giờ đang ở đâu?

Gợi ý dành cho bạn