MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Macintosh, chiếc máy thay đổi lịch sử ngành máy tính thế giới của Apple. Ảnh: Apple

Macintosh - cách Apple thay đổi nền công nghiệp máy tính mãi mãi

Anh Vũ LDO | 16/03/2022 17:38
Apple Macintosh đã cách mạng hóa toàn bộ ngành công nghiệp máy tính vào năm 1984 với Macintosh.

Steve Jobs và đội ngũ phát triển Macintosh tài tình của ông đã sắp xếp để chiếc máy tính này có thể được sử dụng bởi “một người bình thường trên đường phố”, không chỉ bởi các chuyên gia, theo Mac-history.net.

Vào cuộc họp đại hội đồng thường niên huyền thoại ngày 24.1.1984, tại Trung tâm Flint gần Apple Campus ở Cupertino, người đồng sáng lập Apple ban đầu đã trích dẫn bài hát "The Times They Are A-Changin" của Bob Dylan rồi giới thiệu chiếc máy Mac đầu tiên với thế giới.

Vào thời điểm đó, chỉ có hai sản phẩm quan trọng đánh dấu mốc trong lịch sử ngành công nghiệp máy tính: Apple II vào năm 1977 và IBM PC vào năm 1981. “Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu sản phẩm quan trọng thứ ba của ngành, Macintosh. Nhiều người trong chúng tôi đã làm việc để phát triển Macintosh trong hơn hai năm và nó đã trở nên cực kỳ tuyệt vời”, Steve Jobs nói trong buổi ra mắt máy Macintosh.

Nhìn lại lịch sử của máy tính cá nhân, Steve Jobs đã đi đúng hướng với sự so sánh lịch sử của mình. Trước nhóm phát triển Macintosh, nhiều người khác đã cố gắng thiết kế một chiếc máy tính có chuột và giao diện đồ họa dành cho cá nhân. Một năm trước khi Apple ra mắt Macintosh, chiếc máy tính doanh nhân Lisa đã được bán lẻ với giá 10.000 USD.

Tuy nhiên, máy tính Lisa đã chứng tỏ mình là một thất bại lớn. Với giá 10.000 USD không bao gồm ổ cứng, nó quá đắt đỏ với người dùng phổ thông. Giao diện đồ họa đã tiêu hao sức mạnh của Lisa khiến máy tính không hoạt động nhanh. Nó cũng thiếu các chương trình cần thiết để khiến giới doanh nhân bỏ tiền ra mua Lisa với số lượng lớn.

Trái ngược với những người tiền nhiệm tinh hoa nhất của nó, Macintosh mới không chỉ làm hài lòng một số chuyên gia ở Thung lũng Silicon của California, mà còn chinh phục được số đông người dùng và thiết lập tiêu chuẩn cho các thế hệ máy tính trong tương lai.

“Với Macintosh cải tiến, Apple tin rằng họ đã tìm ra cách để giành lại vị trí dẫn đầu thị trường máy tính cá nhân lúc bấy giờ vẫn còn non trẻ từ gã khổng lồ máy tính IBM”. Chuyên mục máy tính Bob Ryan ngay lập tức nắm bắt được cốt lõi mang tính cách mạng của Mac.

Steve Jobs và Bill Atkinson cùng chiếc máy tính quan trọng trong lịch sử. Ảnh: Norman Seiff

Năm 1981, IBM đã giới thiệu chiếc PC đầu tiên của mình và giành lấy vị trí máy tính cá nhân thành công nhất của Apple II trong vòng vài tháng. Trong vòng ba năm, “Big Blue” của IBM đã bán được hơn hai triệu chiếc. Do đó, chiến dịch quảng cáo trị giá 15 triệu USD của Apple nhân dịp ra mắt Macintosh đã nhắm trực tiếp vào IBM. Chiến dịch bán hàng khổng lồ cuối cùng cũng là nguyên nhân khiến Apple tăng giá khởi động dự kiến ​​ban đầu của Mac thêm 500 USD lên 2.495 USD một máy.

Sự thất bại của Lisa gây rắc rối cho Apple

Sự thất bại của Lisa đã đặt Apple vào tình thế bấp bênh hồi năm 1983. Chiếc Apple II đã bị công nghệ mới hơn làm lu mờ và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Giờ đây, Macintosh đã cứu bộ phận phát triển máy tính Apple khỏi sự hủy hoại. Trong kế hoạch kinh doanh đầu tiên vào mùa hè năm 1981, Apple đã giả định rằng 2,2 triệu máy Mac có thể được bán từ năm 1982 đến năm 1985; với khoảng 47 chiếc mỗi tháng. Tuy nhiên, Macintosh đã không được đưa ra thị trường cho đến đầu năm 1984. Sau khi cộng đồng những người mê máy tính (ít nhất là những người có đủ khả năng mua chiếc Mac đầu tiên) đã thỏa mãn cơn cuồng mua của mình, doanh số của Macintosh giảm đáng kể xuống còn khoảng 5.000 chiếc mỗi tháng.

Ông chủ của Apple tại thời điểm đó, John Sculley, cũng không thể thay đổi nhiều về điều này. Để chuyên nghiệp hóa việc quản lý và tiếp thị của Apple, Steve Jobs đã lôi kéo Sculley rời Pepsi bằng câu: "Ông muốn dành phần đời còn lại của mình để bán nước có đường hay muốn có cơ hội thay đổi thế giới?"

Mặc dù có các phương pháp quản lý khác biệt, Jobs và Sculley ban đầu đã hợp tác một cách hài hòa và được công chúng tôn vinh là “Bộ đôi năng động” của Apple. Tuy nhiên, sự phân phối suy giảm của Mac đã sớm gây ra căng thẳng nghiêm trọng giữa Jobs và Sculley.

Vào thời điểm đó, Guy Kawasaki và các “Nhà truyền bá phần mềm” khác của Apple đã nỗ lực thuyết phục các nhà phát triển từ các công ty phần mềm khác viết chương trình cho Mac. ROM của máy Mac, được tính toán chặt chẽ ở mức 128 kilobyte khiến việc này trở thành một nhiệm vụ không hề đơn giản. Những vấn đề về thắt cổ chai vẫn chưa được giải quyết cho đến khi Apple ra mắt “Fat Mac” với ROM 512 kilobyte một năm sau chiếc Macintosh đầu tiên.

Thành công ở lần thử thứ hai

Năm 1987, Apple bán được một triệu máy Mac và bất ngờ trở lại vị trí cạnh tranh của IBM. Hơn một nửa trong doanh thu 2.000 USD cho một chiếc máy Mac đã tạo nên lợi nhuận cho Apple, do đó Sculley và các đồng nghiệp của ông trong ban lãnh đạo Apple tin rằng người dùng sẽ luôn sẵn sàng trả nhiều hơn để có một công nghệ tốt hơn.

Trong những năm này, Apple đã bỏ lỡ cơ hội to lớn trong việc thiết lập Mac trở thành tiêu chuẩn chung của ngành. Vào thời điểm đó, giá cả được cắt giảm đáng kể hoặc phát triển một chương trình cấp phép rộng rãi nên được thỏa thuận với các nhà sản xuất phần cứng khác có thể giúp Apple nắm trọn thị trường máy tính, nhưng họ đã không làm vậy. Với sự ra đời của Windows 3.0 vào năm 1990, “cửa sổ cơ hội” này cuối cùng đã đóng lại với Apple.

Khi Steve Jobs trở lại công ty cũ trong thời kỳ khó khăn vào đầu năm 1997, cuộc cạnh tranh về tiêu chuẩn ngành giữa Máy tính Apple và Microsoft đã được giải quyết từ lâu. Với những tài năng mới của Apple như Jonathan Ive, ông không chỉ thành công trong việc đưa công ty trở lại con đường của mình mà còn tạo ra dấu ấn đặc biệt trong ngành.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn