MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chuyến thám hiểm cuối cùng của NASA tới sao Kim là chương trình Magellan vào năm 1990. Ảnh: NASA

3 bí ẩn vũ trụ về “người em song sinh xấu xa của Trái đất”

Anh Vũ LDO | 26/10/2021 15:59
Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học vũ trụ đã gọi sao Kim bằng một biệt danh rất bí ẩn là “người em song sinh xấu xa của Trái đất”.

Sao Kim, hành tinh "hàng xóm" của Trái đất, là hành tinh gần Mặt trời thứ hai trong Hệ Mặt trời, sau sao Thủy. 

Tuy là hành tinh gần với Trái đất nhất, những điều chúng ta biết về sao Kim vẫn còn quá hạn chế. Với nhiệt độ bề mặt lên tới 482 độ C, việc tiếp cận và nghiên cứu về hành tinh này vẫn là một thử thách đầy khó khăn cho loài người. Cùng điểm qua một vài bí ẩn thú vị về ngôi sao sáng nhất trên bầu trời của chúng ta, sau Mặt trời và Mặt trăng.

Sao Kim quay ngược

Khi nhìn từ cực bắc của Mặt trời, tất cả hành tinh trong Hệ Mặt trời đều quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và gần như tất cả đều quay theo cùng một hướng trên trục của chúng, ngoại trừ sao Kim. Theo NASA, sao Kim quay theo chiều ngược lại so với các hành tinh khác. Nói một cách dễ hiểu, trên sao Kim, mặt trời mọc ở hướng tây và lặn ở hướng đông.

Science News cho rằng sự quay ngược chiều này của sao Kim rất có thể là do một vụ va chạm vũ trụ trong lịch sử của hành tinh này gây ra. Trong Hệ Mặt trời sơ khai, nhiều hành tinh đã va chạm với nhau trước khi đi vào quỹ đạo ổn định như ngày nay. Với dữ liệu từ các tàu thăm dò tàu đổ bộ trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm hiểu thêm về cấu trúc và thành phần của sao Kim, cũng như nguyên nhân gây ra chuyển động quay ngược của hành tinh này.

Khí hậu khắc nghiệt

Các chuyên gia mệnh danh sao Kim là "người em song sinh xấu xa" của Trái đất. Sao Kim là hành tinh gần giống với hành tinh của chúng ta nhất về kích thước, thành phần và vị trí quỹ đạo mà chúng ta từng biết. Các nhà khoa học tin rằng trong lịch sử, hành tinh này đã từng rất giống với Trái đất.

NASA đang tiến hành những kế hoạch vũ trụ mới để tìm hiểu thêm về bí ẩn trên “hành tinh hàng xóm” của chúng ta. Ảnh: NASA

Tuy nhiên, trong vài tỉ năm, một hiệu ứng nhà kính đã thay đổi điều này. Vì khoảng cách từ sao Kim tới Mặt trời chỉ bằng hai phần ba khoảng cách từ mặt trời tới Trái đất nên lượng ánh sáng mà nó nhận được lớn hơn rất nhiều. Lượng nhiệt bổ sung dẫn đến sự gia tăng bay hơi nước và khiến hơi nước giữ nhiệt nhiều hơn.

Trong thời gian dài, điều này làm bay hơi cả những vùng biển của sao Kim và khiến hành tinh này có nhiệt độ cao như hiện tại. Các nhà khoa học đang nghiên cứu thời điểm mà điều này xảy ra trên sao kim nhằm mô phỏng nó trên khí hậu Trái đất để tránh điều tương tự xảy ra với chúng ta.

Ngày trên sao Kim rất dài

Theo Science Times, một ngày trên sao Kim kéo dài bằng 243 ngày trên Trái đất. Theo CalTech, những cơn gió trên đỉnh bầu khí quyển của sao Kim có thể đạt tới 360km/h, hoặc bằng gần 60 lần tốc độ quay của hành tinh. Nếu những cơn gió giật tương tự thổi trên Trái đất, Space.com cho biết gió đám mây xích đạo sẽ đạt tốc độ đáng kinh ngạc là 9.650km/h. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời cuối cùng phải thúc đẩy sự siêu quay trong khí quyển của sao Kim, nhưng cơ học hoàn chỉnh của hiện tượng này vẫn chưa được biết rõ.

Trong mười năm tới, NASA có kế hoạch triển khai hai cuộc điều tra bổ sung đối với Sao Kim là kế hoạch Da Vinci + và kế hoạch Veritas. Các nhà khoa học hiện đang nỗ lực nghiên cứu để tìm ra những bí mật cũng như sự liên kết của người em song sinh này đến Trái đất nhằm gia tăng sự hiểu biết cũng như lập những kế hoạch dự phòng nếu cần thiết cho hành tinh của chúng ta.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn