MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bức ảnh được chụp tại Công viên Quốc gia Zimbabwe từ tháng Một. Ảnh: CNN.

55 con voi đã chết do hạn hán kéo dài ở Zimbabwe

Thu Hương (Tổng hợp) LDO | 22/10/2019 17:30
Hạn hán nghiêm trọng kéo dài tại Zimbabwe khiến 55 con voi chết kể từ trong vòng hai tháng trở lại đây. 

Các cuộc điều tra cho thấy có ít nhất 55 con voi đã chết vì thiếu thức ăn và nước uống trong công viên, nơi có số lượng voi lên đến 50.000 con.

“Tình hình hiện tại thật thảm khốc. Những con voi đang chết dần vì đói và đây thực sự là một vấn đề lớn”, Tinashe Farawo, phát ngôn viên của Cơ quan Quản lý Động vật và Công viên hoang dã nhấn mạnh.

Ông cho biết, đàn voi này cũng gây uy hiếp đến thảm thực vật ở Hwange, vốn đang bị tàn phá tại các ngôi làng xung quanh, khiến xung đột giữa người và tự nhiên trở nên căng thẳng. 

Hơn 200 người đã chết vì bị voi tấn công trong 5 năm qua, theo Zimparks (Cơ quan Quản lý Động vật và Công viên Zimbabwe).

Cơ quan này đang tìm cách khoan thêm một số hố ở Hwange vì một số hố chứa nước đã cạn sạch, nhưng họ không đủ khả năng chi trả. Cơ quan này cũng không nhận được tài trợ từ chính phủ.

Trước đây, Zimbabwe đã bán voi con cho Trung Quốc, nói rằng họ rất cần tiền để bảo tồn Hwange, với số lượng voi lớn gấp 3 lần khả năng duy trì của họ. 

Vào năm 2016, Zimbabwe buộc phải bán động vật hoang dã ở nước mình, biện hộ rằng họ cần người mua có thể giúp họ cứu vớt những con thú khỏi đợt hạn hán tàn khốc khác.

Hiện tượng El-Nino kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 vừa qua đã tàn phá các nguồn nước ở quốc gia này và người dân đang phải oằn mình gánh chịu hậu quả.

Ảnh: Fox News.

Chính phủ Zimbabwe cũng thường phàn nàn về số lượng voi lớn ở các khu bảo tồn, cho rằng việc mua bán động vật sẽ có thêm nguồn thu để chăm sóc chúng, tuy nhiên các nhà bảo tồn động vật phản đối lý do này.

Lenin Chisaira, Chủ tịch của Advocates4Earth, một tổ chức bảo vệ động vật hoang dã mới thành lập vào tháng 1 năm nay của Zimbabwe, cho biết vấn đề nước tại công viên không đủ để biện minh cho việc buôn bán voi.

Chisaira cho biết, các hoạt động khai khoáng ở Hwange là nguyên nhân khiến nguồn nước ô nhiễm và ảnh hưởng đến đất chăn thả, khiến các loài động vật không còn lựa chọn nào khác ngoài tự bảo vệ mình.

"Chính phủ trong nhiều năm qua đã cho phép các mỏ phát triển ở Hwange và điều đó làm thu hẹp đất chăn thả, thậm chí gây ô nhiễm nguồn nước. Chính phủ đã đổ hết lỗi cho hạn hán", Chisaira nói với CNN.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn