MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người dân Trung Quốc sắm đồ trang trí Tết. Ảnh: GETTY IMAGES

6 xu hướng thị trường Trung Quốc năm Mậu Tuất 2018

NGỌC VÂN LDO | 13/02/2018 15:00
Người Trung Quốc coi chó là một con vật tốt bụng, trung thành và chân thành, giống như người bạn đồng hành vậy. Ngạn ngữ có câu “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì khôn”, người ta tin rằng chó đến nhà sẽ đem đến may mắn về của cải.

Tuy nhiên, bất cứ ai nghiên cứu thị trường tại Trung Quốc sẽ hiểu rằng tìm kiếm vận may không chỉ ngồi chờ một chú chó thân thiện đến nhà. Tờ Forbes gợi ý 6 xu hướng thị trường nổi bật của Trung Quốc trong năm 2018.

Cửa hàng tiện lợi 2.0

Các cửa hàng tiện lợi từ lâu đã là một trong số những kênh bán lẻ tăng trưởng mạnh nhất ở Trung Quốc do đời sống của người dân thành thị ngày càng bận rộn hơn. Doanh thu của cửa hàng tiện lợi tăng 13%/năm cho đến năm 2025 theo dự báo của công ty tư vấn quản lý toàn cầu Bain. Nhưng với người tiêu dùng Trung Quốc, triển vọng của các cửa hàng tiện lợi còn lớn hơn nhiều so với việc tạt qua chợ để mua đồ ăn nhanh. Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, thanh toán qua điện thoại di động và giao đồ ăn tận nơi đang là những xu hướng chủ đạo ở Trung Quốc, thì các thương hiệu và nhà bán lẻ không có kinh nghiệm về cửa hàng tiện lợi sẽ nhanh chóng bị gạt ra ngoài lề. Sản phẩm và thông tin về nhãn hàng phải thuận tiện cho khách hàng. Tránh việc xếp hàng, trừ khi đó là những sản phẩm thời thượng như trà phô mai kem, vì người tiêu dùng Trung Quốc vô cùng thiếu kiên nhẫn.

Chiến lược bán lẻ mới

Tiếp theo từ chuỗi cửa hàng tiện lợi, cần phải có chiến lược bán lẻ mới, dựa trên phân tích dữ liệu lớn và thiết lập mạng lưới logistics. Alibaba dự kiến sẽ phát triển chuỗi 20 cửa hàng Hema lên hơn 2.000 trong vòng từ 3-5 năm tới. Alibaba cũng sẽ nhảy vào các dự án bán lẻ thử nghiệm như máy bán hàng tự động, bán đủ thứ, từ những con cua sống đến những chiếc ô tô mới. Tencent đang đầu tư vào hội nhập kỹ thuật số với Carrefour, Yonghui, Wanda Plaza, các cửa hàng tự động WeChat và 1.000 cửa hàng 7Fresh cùng với JD và Walmart.

Lựa chọn thông minh của các thành phố cấp thấp

Tiếp theo xu hướng đầu tư năm ngoái vào các thành phố cấp thấp, các thương hiệu sẽ không chỉ nhắm mục tiêu vào các thị trường nội địa kém cạnh tranh hơn, mà sẽ thông minh hơn đối với những thành phố mà họ tập trung. Các thành phố nhỏ hơn đang dẫn đầu sự tăng trưởng trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba và thúc đẩy nền tảng thương mại xã hội Pindoudou trở thành một trong những ứng dụng phổ biến nhất ở Trung Quốc. Điều này được hỗ trợ bởi sự gia tăng của người tiêu dùng và sự tinh tế của họ. Tăng trưởng thương mại điện tử vừa nâng cao nhận thức về sản phẩm mới, chủng loại và nguồn gốc, vừa cung cấp dữ liệu sâu hơn để giúp xác định các sở thích của từng địa phương và từng vùng. Các thương hiệu thông minh sẽ sử dụng dữ liệu này, cùng với xu hướng khu vực và địa chỉ phân phối địa phương để tìm kiếm các thành phố mục tiêu.

Hợp tác thông tin

Nhiều thương hiệu đang nhận ra rằng họ không thể đơn thương độc mã trên một thị trường rời rạc, phức tạp và năng động như Trung Quốc. Các tập đoàn lớn sẽ ký hợp đồng đối tác với những công ty như Alibaba và Tencent như các hợp đồng mới đây giữa WeChat và Lego, hay Alibaba và Ford. Những thỏa thuận này không chỉ giúp họ tiến sâu vào các kênh bán hàng và marketing mạnh mẽ, mà còn thu được kiến thức từ những dữ liệu tiêu dùng khổng lồ. Các doanh nghiệp hiểu biết và có thể diễn giải được thị trường sẽ trở thành đối tác ngày càng hấp dẫn đối với các thương hiệu muốn duy trì hay đi đầu ở Trung Quốc.

Xanh, tự nhiên, lành mạnh và thân thiện môi trường

Lành mạnh là một trong những xu hướng lớn trong vài năm qua ở Trung Quốc, nhưng định nghĩa của người tiêu dùng về lành mạnh đang dần chín chắn. Các sản phẩm xanh cũng được ưa chuộng, chẳng hạn trong thị trường thực phẩm và đồ uống có xu hướng ưa thích các sản phẩm hữu cơ, trong thị trường nội thất người ta ưa dùng sản phẩm không có formaldehyde, trong thời trang cũng vậy, các chất liệu tự nhiên được ưa chuộng.

Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) được nói đến nhiều trong những năm qua và hy vọng sẽ có đột phá ở Trung Quốc trong năm 2018. Bắc Kinh đã khởi xướng một công viên nghiên cứu trí tuệ nhân tạo trị giá 2.1 tỉ USD đón 400 doanh nghiệp ở thủ đô, với hy vọng đạt doanh thu hàng năm 7.6 tỉ USD đến năm 2023. Ngay cả Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có vài cuốn sách về trí tuệ nhân tạo trên giá sách...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn