MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Trái Đất đang bị tàn phá nặng nề do biến đổi khí hậu. Ảnh: NASA

9 yếu tố quyết định sống còn của Trái Đất

Quý An (theo FT) LDO | 15/09/2023 22:09

Trái đất được mô tả là một "bệnh nhân". Theo nghiên cứu mới nhất, Trái đất đã vượt quá giới hạn “vận hành an toàn” ở 6/9 lĩnh vực quan trọng, làm tổn hại đến khả năng tự điều chỉnh và làm tăng nguy cơ thay đổi đột ngột do hoạt động của con người.

Mô tả Trái đất là “một bệnh nhân không khỏe”, Johan Rockström, giám đốc Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam và là một trong 28 nhà khoa học tham gia nghiên cứu, cho biết: Giới hạn của 9 yếu tố sẽ quyết định số phận của hành tinh.

Các ranh giới được xác định là: Biến đổi khí hậu; tính toàn vẹn của sinh quyển; thay đổi hệ thống đất đai; sử dụng nước ngọt; dòng phốt phát và nitơ quan trọng; biển bị acid hóa; sự suy giảm tầng ozone; nhựa và chất thải hạt nhân.

Các nhà khoa học cho biết, việc vượt qua các ranh giới không ảnh hưởng ngay lập tức, nhưng khả năng phục hồi của Trái đất bị giảm sút và con người sẽ có nguy cơ tổn hại sức khỏe cao hơn.

Biến đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu hơn 1,5°C kể từ thời tiền công nghiệp, cuối cùng có thể dẫn đến các điểm tới hạn.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, chỉ có 3 trong số 9 tiêu chí – axit hóa đại dương, nồng độ khí và sự suy giảm tầng ozone – nằm trong vùng vận hành an toàn. Song, cả đại dương và ô nhiễm không khí đều đang tiến gần đến điểm nguy hiểm, trong đó ô nhiễm không khí đã vượt quá giới hạn ở Nam Á và Trung Quốc.

Rockström cho biết: “Trong số những vi phạm, chúng tôi không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chúng đang có xu hướng đi đúng hướng”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý, tất cả chín yếu tố vẫn có thể được phục hồi. Ví dụ, tầng ozone đã phục hồi một phần sau khi có Nghị định thư Montreal.

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc định lượng sự tương tác giữa các yếu tố là một thách thức, bởi rủi ro từ một lĩnh vực sẽ làm tăng rủi ro ở những lĩnh vực khác. Chẳng hạn, biến đổi khí hậu và tính toàn vẹn sinh quyển có mối liên hệ với nhau.

Ông Rockström cho biết: “Đa dạng sinh học là nền tảng để giữ nguyên chu trình carbon và chu trình nước. Vấn đề đau đầu nhất mà chúng ta gặp phải hiện nay là khủng hoảng khí hậu và khủng hoảng đa dạng sinh học”.

Một trong những giải pháp mạnh mẽ nhất là đưa tổng diện tích rừng che phủ trở lại mức của cuối thế kỷ XX cũng như chấm dứt việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, mục tiêu này đang bị đe dạo do việc sử dụng sinh khối ngày càng tăng để thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn