MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bóng của tàu vũ trụ Chandrayaan-3 trên bề mặt Mặt trăng. Ảnh: ISRO

Ấn Độ làm nên lịch sử khi đổ bộ Mặt trăng với chi phí thấp

Thanh Hà LDO | 24/08/2023 07:14

Ấn Độ làm nên lịch sử vào ngày 23.8 khi trở thành quốc gia đầu tiên đến được cực nam Mặt trăng.

Tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3 do cơ quan vũ trụ Ấn Độ vận hành đã chạm xuống vùng cực nam của Mặt trăng lúc 8h30 sáng 23.8, theo giờ ET.

Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 hạ cánh an toàn trên bề mặt Mặt trăng, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 hạ cánh thành công lên Mặt trăng và là quốc gia đầu tiên đáp xuống gần cực nam Mặt trăng.

Theo CNBC, điều đáng chú ý nhất trong cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của Ấn Độ là ngân sách eo hẹp - theo tiêu chuẩn của chính phủ - để thành công trong sứ mệnh.

Năm 2020, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) ước tính sứ mệnh Chandrayaan-3 sẽ tiêu tốn khoảng 75 triệu USD. Việc phóng tàu vũ trụ bị hoãn 2 năm có thể làm tăng chi phí chung của sứ mệnh. ISRO chưa nêu con số chi phí cập nhật.

Dù vậy, chi phí cho sứ mệnh Mặt trăng của Ấn Độ vẫn khác xa so với chi phí thấp nhất đang được đầu tư ở Mỹ cho việc đổ bộ lên Mặt trăng.

Chương trình Commercial Lunar Payload Services (CLPS) của NASA nhằm ký hợp đồng chế tạo tàu đổ bộ Mặt trăng với các doanh nghiệp có ngân sách tối đa là 2,6 tỉ USD trong 10 năm, với 14 công ty cạnh tranh để giành được các hợp đồng sứ mệnh thường có giá trị lên tới 70 triệu USD mỗi công ty.

Nhìn chung, ngân sách hàng năm của NASA khác biệt đáng kể so với ngân sách của đối tác Ấn Độ. Năm 2023, cơ quan vũ trụ Mỹ đã nhận được 25,4 tỉ USD tài trợ trong khi ISRO có ngân sách khoảng 1,6 tỉ USD.

Tính theo phần trăm GDP, Mỹ chi nhiều nhất cho không gian vũ trụ dù con số này vẫn chỉ chiếm 0,28% GDP. Ấn Độ chi cho không gian vũ trụ ở mức 0,04% GDP của nước này, theo báo cáo tháng 7 về nền kinh tế vũ trụ toàn cầu của Space Foundation.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn