MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bến tàu tại bãi biển Bilgah của biển Caspi ở Baku. Ảnh: AFP

Azerbaijan xác định núi lửa bùn gây cột lửa khổng lồ đỏ rực giữa biển Caspi

Thanh Hà LDO | 06/07/2021 10:16
Azerbaijan cho hay "núi lửa bùn" gây nổ tạo cột lửa đỏ rực bốc lên giữa biển Caspi, nơi có lượng núi lửa bùn và khí dễ cháy cao.

Video cột lửa đỏ rực bốc lên giữa biển Caspi khiến cộng đồng mạng xôn xao. Vụ nổ lớn được xác định là rung chuyển biển Caspi diễn ra cuối ngày 4.7 xảy ra ở khu vực mà Azerbaijan có các mỏ dầu và khí đốt lớn.

Nguyên nhân vụ nổ lớn vẫn chưa được xác định ngay nhưng công ty dầu khí nhà nước Azerbaijan Socar cho hay, thông tin sơ bộ cho thấy nguyên nhân gây ra vụ việc là núi lửa bùn. Socar lưu ý, không có giàn dầu khí nào của công ty bị thiệt hại trong vụ nổ.

Cột lửa đỏ rực bốc lên giữa biển Caspi được cho là do núi lửa bùn gây ra. Nguồn: Twitter

Phát ngôn viên của Socar Ibrahim Ahmadov chia sẻ với hãng tin Azerbaijan APA rằng, vụ nổ xảy ra cách mỏ khí Umid. Mỏ khí này cách bờ biển thủ đô Baku khoảng 75km.

Mark Tingay, chuyên gia về núi lửa bùn tại Đại học Adelaide, Australia, cho biết, vụ nổ "chắc chắn có thể là một núi lửa bùn" và vị trí vụ nổ gần tương thích với núi lửa bùn Makarov Bank. Núi lửa bùn Makarov Bank từng nổ năm 1958 giải phóng ra cột lửa cao 500-600m và rộng 150m.

Azerbaijan có hàng trăm núi lửa bùn, với 1/4 trong số đó được cho là đang phun trào dữ dội, theo chuyên gia Tingay.

Các nhà khoa học không chắc chắn về nguyên nhân khiến núi lửa bùn bốc cháy nhưng giả thuyết khả thi nhất là những tảng đá bị đẩy lên trong vụ nổ có thể va đập vào nhau tạo ra ánh sáng bằng khí.

Azerbaijan được gọi là "Vùng đất Lửa" vì trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên dưới lòng đất. Nhà thám hiểm Marco Polo đã viết về các đám cháy do khí bị đốt cháy vào thế kỷ 13.

Vụ nổ ngày 4.7 xảy ra sau một đám cháy trên mặt nước Vịnh Mexico ở phía tây bán đảo Yucatan. "Mắt lửa" này đã bùng cháy hơn 5 giờ. Công ty dầu khí nhà nước Mexico Pemex cho biết, rò rỉ khí từ một đường ống dưới nước đã gây nên đám cháy.

Năm 2020, tạp chí Nature cho biết, hơn 1.000 núi lửa bùn đã được xác định khắp thế giới, cả trên cạn và dưới nước. Trong đó, biển Caspi có mật độ phân bố núi lửa bùn dày đặc nhất thế giới.

Theo Bách khoa toàn thư Britannica, một số núi lửa bùn hình thành khi khí hydrocarbon dưới lòng đất trộn với bùn đẩy lên bề mặt, phun ra bùn thành hình nón. Một số núi lửa bùn có thể hình thành khi khí và nước phản ứng hóa học với đá xung quanh để tạo thành bùn sôi.

This browser does not support the video element.

Azerbaijan công bố video về núi lửa bùn sau đám cháy lớn phun trào cột lửa đỏ rực trên biển Caspi. Ảnh: AFP

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn