MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tàu thám hiểm sao Hỏa Perseverance chuẩn bị lấy mẫu đá lần hai. Ảnh: NASA

"Bài binh bố trận" cho tàu thám hiểm sao Hỏa trong sứ mệnh 2,7 tỉ USD

Ngọc Vân LDO | 25/08/2021 11:07
NASA lập kế hoạch chi tiết cho tàu thám hiểm sao Hỏa Perseverance trong sứ mệnh thu thập mẫu đá trên hành tinh đỏ.

Các nhà khoa học NASA đã khá phấn khích vào đầu tháng 8 khi tàu thăm dò Perseverance khoan mẫu đá sao Hỏa đầu tiên của mình. Không may, nỗ lực đầu tiên này thất bại, ống lấy mẫu trống rỗng và nhóm Perseverance bắt đầu điều tra từ xa để giải đáp nguyên nhân.

Kenneth Farley, nhà khoa học dự án tại Viện Công nghệ California và là thành viên của nhóm Perseverance, đã vạch ra các bước tiếp theo của sứ mệnh. 

Trong lần đầu tiên, tàu thám hiểm Perseverance đã khoan vào phiến đá phẳng có tên Roubion - phần kéo dài thô sơ nứt nẻ của miệng núi lửa Jezero mà NASA tin rằng có thể nắm giữ một số thông tin lâu đời nhất về lòng hồ khô cạn; nếu không phải là bằng chứng về sự sống hóa thạch, mẫu đá ít nhất sẽ chứa thông tin về lịch sử địa chất và khí hậu cổ đại, giải mã về sự sống trên sao Hỏa. Tuy nhiên, phiến đá này vỡ vụn khi Perseverance khoan vào.

Farley cho biết, do phiến đá đa giác, phẳng không thích hợp để lấy mẫu, nên trong lần tới nhóm nghiên cứu xoay quanh “các loại đá càng khác biệt càng tốt". Mục tiêu tiếp theo là Citadelle, một phần nhô ra của một sườn núi đá dài 400m trong miệng núi lửa. Đá của Citadelle rất khác so với lớp trầm tích mịn của tầng gồ ghề bị nứt gãy của miệng núi lửa.

Farley cho hay, nhóm nghiên cứu có thể sẽ chọn mục tiêu lấy mẫu trên Citadelle và bắt đầu lập kế hoạch khảo sát trong tuần này, với mục đích lấy mẫu phần nhô ra vào khoảng cuối tháng 8. Nếu nỗ lực đó thành công, đá của Citadelle sẽ là mẫu đầu tiên trong số hàng chục mẫu đá sao Hoả được khai thác từ bề mặt hành tinh đỏ. NASA có kế hoạch cử một sứ mệnh khác lấy những mẫu vật này và đưa về Trái đất vào đầu những năm 2030.

Đây sẽ là một trong những sứ mệnh tham vọng nhất trong lịch sử khám phá không gian gần đây, và chắc chắn là trong lịch sử thám hiểm sao Hỏa. Nếu các mẫu được đưa về Trái đất thành công, chúng sẽ là những vật thể xa nhất trong không gian mà loài người thu thập được.

Sau Citadelle, tàu thám hiểm Perseverance dự kiến ​​sẽ kiểm tra khu vực cồn cát Séítah và cuối cùng phải đến vùng đồng bằng của miệng núi lửa, một địa điểm mà các nhà nghiên cứu tin là có tiềm năng hứa hẹn nhất về mặt sinh học thiên văn.

Nhưng trước khi Perseverance đến vùng đồng bằng, Farley nói rằng nó có thể quay trở lại chỗ gồ ghề nứt gãy và thử khoan lại lần nữa. Ông nói, có khả năng Perseverance không may gặp phải một khối đá đặc biệt cứng đầu, đồng thời nói thêm rằng những tảng đá từ cùng một khu vực nhô lên khỏi mặt đất có thể có cấu trúc tốt hơn và do đó mục tiêu lấy mẫu tốt hơn.

Toàn bộ sứ mệnh của Perseverance trị giá 2,7 tỉ USD dự kiến ​​sẽ thực hiện trong hai năm, vì vậy, những nỗ lực lấy mẫu đầu tiên chỉ là một đốm sáng trong cả sứ mệnh rực rỡ trên sao Hỏa, theo NASA.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn