MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người dân nhập cư tập trung ở cảng để trở về nhà ăn mừng lễ Eid al-Adha trong bối cảnh COVID-19 đang bùng phát ở nước này, ảnh chụp tại Dhaka, Bangladesh ngày 30.7. Ảnh: Reuters

Bangladesh chật vật trong cảnh thất nghiệp do COVID-19 và lũ lụt kéo dài

Phương Linh LDO | 31/07/2020 11:22

Bangladesh đang phải đối mặt với tình hình khó khăn hơn bao giờ hết trước đại dịch COVID-19 đang hoành hành và lũ lụt kéo dài bất thường trong năm nay.

CNA đưa tin, đại dịch COVID-19 hoành hành đã khiến nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp, mất đi sinh kế. Hàng nghìn công nhân - phụ trách 80% hàng may mặc xuất khẩu của Bangladesh - bị sa thải khỏi ngành, sau khi các thương hiệu ở Châu Âu đóng hàng loạt cửa hàng và hủy các đơn hàng quần áo trị giá hàng triệu USD vì đại dịch COVID-19.

Bangladesh còn là một trong những nước xuất khẩu lao động lớn nhất thế giới và phụ thuộc nhiều vào nguồn ngoại tệ gửi về. Tuy nhiên, nước này cũng chứng kiến ​​sự hồi hương của hàng nghìn công dân từ nước ngoài khi nhiều người mất việc trong đại dịch COVID-19.

Lũ lụt kéo dài bất thường trong năm nay làm cho vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn, chính phủ và các chuyên gia cho biết. Lũ lụt nghiêm trọng bắt đầu tấn công Bangladesh vào tuần cuối tháng 6, gây ra bởi những trận mưa lớn theo mùa. Hàng triệu người dân Bangladesh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, trong đó có 41 người đã thiệt mạng tính đến nay.

Nhà cửa gần khu vực sông Padma ngập trong nước lũ tại quận Munshiganj, ngoại ô Dhaka, Bangladesh, ngày 25.7. Ảnh: Reuters

Anh Sajedul Hasan, làm việc cho chương trình nhân đạo của tổ chức phi chính phủ BRAC có trụ sở tại Bangladesh, cho biết: "Thông thường, nước bắt đầu rút sau một thời điểm nhất định và người dân sẽ từ nơi sơ tán trở về nhà. Nhưng lần này mực nước lũ đã tăng lên 2 lần trong tháng 7 ngay sau khi bắt đầu rút đi... nguyên nhân do lượng mưa quá lớn''.

Sông lớn Brahmaputra của Bangladesh, đã chảy trên mức nguy hiểm trong suốt hơn 30 ngày, theo dữ liệu từ trạm Bahadurabad ở phía bắc nước này, khoảng thời gian được các chuyên gia cho là lâu nhất kể từ năm 1998.

Theo Trung tâm dự báo và cảnh báo lũ lụt Bangladesh, mực nước hiện đang rút và tình hình có thể sẽ được cải thiện vào tháng tới.

Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng những khó khăn kinh tế do đại dịch và lũ lụt có thể khiến nhiều học sinh bỏ học và buộc các gia đình phải di cư đến các thành phố đông dân của đất nước để tìm việc làm, dễ dẫn đến bị lạm dụng, bóc lột sức lao động.

Giám đốc Trung tâm quốc tế về phát triển và biến đổi khí hậu, Saleemul Huq, cho biết, ông có thể nhận thấy thấy "dấu ấn" của biến đổi khí hậu trong những trận lũ lụt gần đây ở Bangladesh. Nước này thường sẽ xảy ra ​​lũ lụt nghiêm trọng theo chu kì hai thập kỉ một lần. Nhưng trong 20 năm qua, nơi đây đã chứng kiến ​​ít nhất 4 lần lũ lụt nghiêm trọng. Do đó, chính phủ cần phải có các chiến lược mới để sẵn sàng hơn trong việc ứng phó các thay đổi.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn