MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh về sao Thiên Vương do tàu vũ trụ Voyager 2 chụp vào năm 1986. Ảnh: JPL/NASA

Bí ẩn bị chôn vùi bên dưới vệ tinh tự nhiên của sao Thiên Vương

Nguyễn Hạnh LDO | 18/11/2021 16:05
Hai mặt trăng lớn nhất của sao Thiên Vương - hành tinh thứ bảy trong Hệ Mặt trời - có thể đang ẩn giấu những đại dương bị chôn vùi. 

Theo Daily Mail, sao Thiên Vương còn được gọi là "người khổng lồ băng" và có 27 mặt trăng quay quanh. Trong đó, Titania là mặt trăng lớn nhất với đường kính khoảng 1.576km và Oberon là mặt trăng lớn thứ hai với đường kính khoảng 1.522km.

Cả hai đều có nhiệt độ bề mặt trung bình khoảng -200 độ C, nhưng các nguyên tố phóng xạ nằm sâu bên trong chúng có thể khiến một phần nước bên trong bị tan chảy.

Hình ảnh Titania được tàu Voyager 2 chụp vào ngày 24.1.1986. Ảnh: NASA

Nhiều mặt trăng nhỏ hơn và ở gần sao Thiên Vương hơn Titania và Oberon, nhận được hầu hết độ ấm bên trong từ sự gia nhiệt của thủy triều. Sự gia nhiệt của thủy triều không đủ để làm tan băng bên dưới bề mặt đóng băng của các mặt trăng lớn và xa hơn, bao gồm cả Titania và Oberon.

Tuy nhiên, các đại dương lỏng bên dưới bề mặt của Titania và Oberon có thể được các yếu tố khác ngăn chặn khỏi bị đóng băng. Một trong những yếu tố đó là lỗ trên bề mặt mặt trăng và độ to của chúng. Mặt trăng có bề mặt ít lỗ hơn sẽ mất nhiều nhiệt vào không gian hơn so với bề mặt nhiều lỗ. 

Đây là bức ảnh đẹp nhất về Oberon mà tàu Voyager 2 chụp được. Ảnh: NASA

Một yếu tố khác là các đại dương có thể chứa amoniac - thứ làm giảm nhiệt độ nóng chảy của chất lỏng. Yếu tố thứ ba là clathrates - có thể hạn chế nhiệt thoát ra khỏi đại dương.

Theo nghiên cứu, nếu các lỗ chiếm hơn 12% bề mặt Titania hoặc amoniac chiếm hơn 10% trọng lượng của đại dương của Titania, thì một đại dương dài hơn 1km có thể đang ẩn mình dưới bề mặt mặt trăng này. Những ước tính này có thể đúng cả với Oberon.   

Các nhà khoa học cho rằng, việc thiết kế các sứ mệnh trong tương lai với khả năng phát hiện đại dương ở cả 5 mặt trăng chính của sao Thiên Vương - Oberon, Titania, Umbriel, Ariel và Miranda - là rất quan trọng. 

NASA đang dẫn đầu trong nỗ lực phóng tàu thăm dò không gian lên sao Thiên Vương và sao Hải Vương, cũng như các vệ tinh tự nhiên của chúng.

Chúng ta từng biết rất ít về các mặt trăng của sao Thiên Vương, cho đến khi tàu thăm dò không gian Voyager 2 của NASA đi ngang qua chúng trong chuyến bay ngang qua sao Thiên Vương vào tháng 1.1986.   

Sao Thiên Vương đã được chứng minh là có từ trường bị lệch với trục quay của nó, không giống như các hành tinh khác từng được tàu vũ trụ đến thăm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn