MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Cá có xu hướng trở nên hứng tình khi môi trường nước quá ô nhiễm

Minh Huyền LDO | 03/04/2019 20:07
Các nhà khoa học đang ngày càng lo lắng rằng tất cả những loại thuốc được bơm qua cống của con người có thể đem lại tác dụng kỳ lạ đối với cá.

Trong tất cả những loại nước bẩn được thải theo đường cống ra biển, có những loại than cốc bị trôi, những viên thuốc chúng ta nhổ vào bồn cầu, các dòng nước được tẩm bằng các chất đã qua sử dụng. Sự tích tụ của các chất này từ nước thải, sẽ tác động trực tiếp đến cá ở sông, biển và đại dương.

Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Naples (Italia) đã phát hiện ra rằng, nồng độ cocaine trong một số hệ thống sông nhất định đang khiến cá chình trở nên siêu hiếu động.

Vào năm 2015, một nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin-Milwaukee (Mỹ) đã phát hiện ra rằng một số loại thuốc trị tiểu đường đang khiến một số loài cá nước ngọt thể hiện các đặc tính liên giới tính. Và bây giờ, các nghiên cứu của Đại học Monash (Australia) phát hiện nước tẩm Prozac (thuốc chữa trầm cảm) có thể gây ra hậu quả ngoài ý muốn là làm cho cá trở nên hứng tình.

Tiến sĩ, ứng cử viên Michael Bertram đã nghiên cứu tác dụng của fluoxetine, hoạt chất trong prozac, đối với một số loài động vật hoang dã dưới nước. Fluoxetine khiến những con cá này cảm thấy nóng dưới mang và khiến số lượng tinh trùng của chúng bị quá tải.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng những con đực được sử dụng thuốc đã dành nhiều thời gian để theo đuổi con cái hơn những con trong điều kiện nước sạch. Do đó, Michael suy đoán rằng những con cá trong tự nhiên có Prozac cao có lẽ đang trở nên hứng tình hơn so với các con cùng loài.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn