MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bản khắc chữ cái ban đầu được tìm thấy trên đồ gốm tại Lachish. Ảnh: Viện khoa học Áo

Các nhà khảo cổ phát hiện “mắt xích quan trọng” của bảng chữ cái đầu tiên

Ngọc Khánh LDO | 15/04/2021 14:49
Các nhà khảo cổ làm việc tại Israel tuyên bố đã tìm thấy một "mắt xích còn thiếu" trong lịch sử của bảng chữ cái đầu tiên trên đồ gốm ở thời kỳ đồ đồng.

Một dòng chữ trên mảnh gốm được phát hiện tại Tel Lachish mà các chuyên gia tin rằng, có thể đánh vần được tên của một ai đó, có niên đại khoảng năm 1450 trước Công nguyên.

Các nhà nghiên cứu trước đây đã tìm thấy bằng chứng về việc bảng chữ cái phát triển ở bán đảo Sinai – khoảng năm 1800 trước Công nguyên và cuối cùng lan sang Levant vào khoảng năm 1300 trước Công nguyên. Từ đó, bảng chữ cái bắt đầu lan rộng khắp Địa Trung Hải, cuối cùng phát triển thành bảng chữ cái Hy Lạp và Latinh.

Tuy nhiên, bằng chứng về sự xuất hiện của bảng chữ cái ở Sinai và Levant là không có. Do đó, phát hiện mới này đóng vai trò quan trọng cho việc nghiên cứu quá trình phát triển trong lịch sử của bảng chữ cái.

Tiến sĩ Felix Höflmayer từ Học viện Khoa học Áo và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Chữ được viết trên mảnh gốm này là một trong những ví dụ sớm nhất về chữ viết đầu tiên được tìm thấy ở Israel.

Theo tạp chí Heritage Daily, khám phá này thuộc về một nhóm khảo cổ người Áo tại Tel Lachish ở vùng Shephelah, thuộc Israel ngày nay.

Vào thời điểm đó, Tel Lachish là một khu định cư quan trọng được đề cập trong các tài liệu Ai Cập cổ đại. Nơi đây dường như là một trung tâm hoạt động, nhập khẩu hàng hóa từ Ai Cập, Síp và Aegean, cùng với một số công trình kiến ​​trúc hoành tráng. Người ta đã tìm thấy mảnh gốm ở gần một trong những nơi này.

Thời kỳ đồ đồng tại Tel Lachish - nới phát hiện ra dòng chữ. Ảnh: Viện khoa học Áo

Mảnh gốm chỉ khoảng 4 cm và dường như là phần vành của một chiếc bát nhập khẩu ở Síp. Bề mặt bên trong được viết bằng mực tối màu, một số chữ cái được viết theo đường chéo, bên ngoài có hoa văn.

Theo các chuyên gia, hầu hết các chữ cái tương tự như chữ tượng hình Ai Cập đã được sử dụng hàng trăm năm trước. Họ nói rằng các chữ cái trên mảnh vỡ này cũng giống những chữ tượng hình Ai Cập trước đó.

Các chữ được viết rời rạc trên mảnh gốm khiến việc dịch trở nên khó khăn, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng nó có phát âm từ 'nô lệ' - có lẽ là một phần của tên ai đó, cũng có thể là "mật hoa" hoặc "mật ong".

Mặc dù ý nghĩa của dòng chữ khó có thể biết, nhưng nó vẫn có một tác động đáng kể đối với việc tìm hiểu lịch sử của bảng chữ cái.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn