MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Các nước xử lý việc hành hung nhân viên y tế giữa dịch COVID-19 ra sao?

Bảo Châu LDO | 08/06/2021 11:26
Hàng trăm nhân viên y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 trên khắp thế giới đã hứng chịu các hành vi lăng mạ, tấn công và đe dọa khiến chính quyền phải ra tay xử lý.

Guardian đưa tin, theo bác sĩ laleng Mofokeng - báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về quyền y tế - các cuộc tấn công liên quan đến COVID-19 nhằm vào nhân viên y tế dự kiến ​​sẽ gia tăng trong bối cảnh biến thể virus mới đang hoành hành ở nhiều quốc gia.

Bà Mofokeng cho biết: ''Với sự căng thẳng gia tăng do dịch bệnh COVID-19, các cuộc tấn công sẽ càng tăng lên. Điều này thật đáng buồn vì hiện đang rất thiếu nhân viên y tế, và nhiều người đã chết vì COVID-19''.

Tác động của bạo lực có thể khiến các nhân viên y tế đối mặt với vấn đề sức khỏe tâm thần và trong một số trường hợp dẫn đến tự tử, bác sĩ Mofokeng nói.

Theo số liệu mới nhất của Hội Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC), từ tháng 2 đến tháng 12.2020 ghi nhận 848 vụ bạo lực liên quan đến COVID-19.

Ông Maciej Polkowski - người đứng đầu sáng kiến giải quyết vấn đề bạo lực đối với nhân viên y tế của ICRC - cho biết con số này có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, rất nhiều sự cố không được báo cáo.

Phân tích của ICRC cho thấy phần lớn các vụ việc là bạo lực giữa các cá nhân, khi các nhóm người, bệnh nhân hoặc người thân của họ tấn công nhân viên y tế, đôi khi gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ông Polkowski đưa ra một ví dụ về một bệnh nhân mắc COVID-19 ở Naples, Italia, tức giận vì được yêu cầu chờ đợi đã nhổ nước bọt vào bác sĩ và y tá. Kết quả, cả khoa phải đóng cửa và cách ly nhân viên y tế.

Ở Ấn Độ và Pakistan, nhiều khoa điều trị COVID-19 đã bị cướp phá và nhân viên y tế bị hành hung. Ở Mexico, các nhân viên y tế đi trên đường phố bị ném chất tẩy vào người. Các cộng đồng dân cư ở khu Bờ Tây nước Mỹ đã buộc các trung tâm điều trị của COVID-19 phải ra khỏi khu vực.

Trong khi đó, ở Anh, các nhân viên y tế bị chửi mắng chỉ vì nhắc bệnh nhân đeo khẩu trang.

Trước thực trạng gia tăng các cuộc tấn công liên quan đến COVID-19, một số quốc gia đã hành động.

Ấn Độ sửa đổi luật chống dịch khẩn cấp để thực thi hình phạt tới 7 năm tù đối với các vụ tấn công vào nhân viên y tế. Các nhà chức trách ở Sudan thông báo thành lập một lực lượng cảnh sát chuyên trách để bảo vệ các nhân viên y tế trong thời kỳ đại dịch. Tại Algeria, bộ luật hình sự đã được sửa đổi để tăng cường bảo vệ nhân viên y tế trước các cuộc tấn công và có hình phạt những cá nhân gây tổn thất cho các cơ sở y tế.

Tại Anh, dự luật tòa án, cảnh sát, tội phạm và xét xử đề xuất tăng hình phạt từ tối đa từ 12 tháng lên 2 năm tù cho bất kỳ ai hành hung nhân viên cấp cứu. Nhân viên y tế ở Anh sẽ được trang bị camera giám sát gắn trên người sau khi gia tăng mạnh trong các cuộc tấn công. Dữ liệu cho thấy 3.569 nhân viên cấp cứu đã bị công chúng hành hung trong năm 2020 - nhiều hơn 30% so với năm 2016, 2017.

Theo đề nghị của bác sĩ Mofokeng, quy định về ngăn chặn và ứng phó tình trạng tấn công ngành y tế ở khu vực xung đột của các quốc gia trong nghị quyết của hội đồng an ninh Liên Hợp Quốc thông qua năm 2016 phải tính đến các vụ việc liên quan đến COVID-19.

Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.

Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.

Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748.
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    • STK: 113000000758 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 0021000303088 - Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK: 12410001122556 - Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 1005755579 - tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD: 115000196228 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn