MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nga - Trung - Nhật - Hàn nỗ lực giành giật ảnh hưởng trước thượng đỉnh Kim Jong-un- Donald Trump. Ảnh: ST.

Các siêu cường tranh đấu gay cấn trước thượng đỉnh Mỹ - Triều

Hải Anh LDO | 07/06/2018 19:00
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga quyết tâm thúc đẩy sự ảnh hưởng trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 12.6.

Tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp ông Kim Jong-un ở Bình Nhưỡng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ gặp ông Donald Trump tại Nhà Trắng trong ngày 7.6. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang vận động họp 3 bên ngay sau thượng đỉnh Mỹ - Triều. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp ông Kim Jong-un 2 lần trong ba tháng qua.

Trước cuộc họp thượng đỉnh, ông Donald Trump nhắc lại mối quan tâm về khả năng giảm số binh sĩ Mỹ tại Hàn Quốc, cam kết đảm bảo an ninh cho chính phủ Bình Nhưỡng nếu thỏa thuận phi hạt nhân hóa được ký kết và thúc đẩy tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.

Những động thái này báo động ông Shinzo Abe thận trọng bởi Tokyo lo ngại Washington sẽ bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng trong khi nước này vẫn là mối đe dọa lớn đối với Nhật Bản.

Các quan chức Nhật Bản cho biết, ông Abe sẽ gây sức ép để ông Donald Trump duy trì đường lối cứng rắn với Bình Nhưỡng, để việc giải trừ hạt nhân bao gồm cả tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Evan Medeiros - nhà phân tích Nhóm Eurasia nhận định: “Bên đứng ngoài lề nhất trong số này là Nhật Bản" và "buộc ông Abe ở vị thế không may, phải chạy theo tất cả các bên để tìm một vai trò".

Sự xuất hiện các hội nghị thượng đỉnh nhỏ hơn kể từ cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4 đã phá vỡ mô hình giải quyết vấn đề Triều Tiên truyền thống, Michael Auslin – chuyên gia Viện Hoover nói.

"Những gì chúng ta thấy là sự bình thường hóa dần dần của Triều Tiên. Mô hình thông thường là hội nghị thượng đỉnh lớn, được chuẩn bị hoặc sáng kiến ngoại giao như đàm phán 6 bên đang được thay bằng tương tác thường xuyên hơn giữa những "người chơi"", ông Auslin nói.

Frank Jannuzi - Chủ tịch Mansfield Foundation nhận định, quan hệ Trung - Triều gần đây ấm lên sau thời gian nguội lạnh. Ông Kim Jong-un đang cải thiện quan hệ với Trung Quốc và ông Moon Jae-in.

"Ông ấy (Kim Jong-un) đã trở nên tự tin hơn và sẵn sàng đối diện với những cuộc đàm phán khó khăn hơn", ông nói. 

Nga đóng vai trò nhỏ hơn trong ngoại giao, nhưng chuyến thăm của ông Lavrov được xem như dấu hiệu cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin có ý định duy trì đòn bẩy trong vai trò về vấn đề Triều Tiên.

Thông tin Tổng thống Syria Bashar al-Assad lên kế hoạch thăm Bình Nhưỡng làm dấy lên lo ngại rằng Nga và đồng minh có thể tác động tới tiến trình.

Một số nhà phân tích cho biết, ông Kim Jong-un là "người chơi" tài tình nhất khi tận dụng chương trình hạt nhân của nước này để giành lợi thế tối đa.

"Ông Kim là một trong những nhà lãnh đạo thế giới thành công nhất ngày nay. Khi nhìn vào ông Kim, tôi không thấy một nhân vật điên rồ, độc đoán, mà là một nhà lãnh đạo thực sự thành công", chuyên gia Auslin nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn