MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhật thực toàn phần hôm 14.12.2020. Ảnh: AFP

Cẩm nang từ A-Z những hiện tượng thiên văn kỳ thú năm 2021

Song Minh LDO | 29/01/2021 11:15
Cùng điểm danh những hiện tượng thiên văn kỳ thú từ nay đến hết năm 2021, theo CNN.

Trăng tròn đầu tiên của năm 2021 hay còn gọi là "Trăng Sói" vừa thắp sáng bầu trời hôm 27.1.

Mỗi tháng, trăng tròn đều có tên riêng. Vào tháng Giêng, nó thường được gọi là "Trăng Sói", được cho là lấy cảm hứng từ những con sói đói hú bên ngoài các ngôi làng - theo sách Old Farmer's Almanac.

"Siêu trăng hoa" năm 2020. Ảnh: AFP

Ngày 27.2 sẽ xuất hiện Trăng Tuyết (Snow Moon);

Ngày 28.3 - Trăng Giun (Worm Moon)

Ngày 26.4 - Trăng Hồng (Pink Moon)

Ngày 26.5 - Trăng Hoa (Flower Moon)

Ngày 24.6 - Trăng Dâu (Strawberry Moon)

Ngày 23.7 - Trăng Hươu (Buck Moon)

Ngày 22.8 - Trăng Cá tầm (Sturgeon Moon)

Ngày 20.9 - Trăng Thu hoạch (Harvest Moon)

Ngày 20.10 - Trăng Thợ săn (Hunter's Moon)

Ngày 19.11 - Trăng Hải ly (Beaver Moon)

Ngày 18.12 - Trăng Lạnh (Cold Moon)

Mưa sao băng

Trận mưa sao băng tiếp theo, mưa sao băng Lyrids sẽ xuất hiện vào tháng Tư, đạt cực đại vào ngày 22.4 và sẽ được quan sát rõ nhất ở Bắc bán cầu, nhưng mặt trăng sẽ chỉ tròn 68%, theo Hiệp hội Sao băng Mỹ.

Mưa sao băng Eta Aquariids xuất hiện ngay sau đó, đạt đỉnh vào ngày 5.5 khi mặt trăng tròn 38%. Mưa sao băng này được nhìn thấy rõ nhất ở vùng nhiệt đới phía nam, nhưng vẫn sẽ tạo ra mưa vừa ở những vùng phía bắc đường xích đạo.

Mưa sao băng năm 2019. Ảnh: AFP

Mưa sao băng Delta Aquariids cũng được nhìn thấy tốt nhất từ ​​vùng nhiệt đới phía nam và sẽ đạt cực đại trong khoảng thời gian từ ngày 28-29.7 khi mặt trăng tròn 74%.

Điều thú vị là, một trận mưa sao băng khác đạt cực đại vào cùng đêm - Alpha Capricornids. Mặc dù đây là một trận mưa yếu hơn nhiều, nhưng nó từng tạo ra một số quả cầu lửa sáng trong thời gian cực đại. Và nó sẽ được nhìn thấy rõ nhất ở hai bên đường xích đạo.

Mưa sao băng Perseid, trận mưa sao băng phổ biến nhất trong năm, sẽ đạt cực đại trong khoảng thời gian từ ngày 11-12.8 ở Bắc bán cầu khi mặt trăng chỉ tròn 13%.

Dưới đây là lịch mưa sao băng cho phần còn lại của năm, theo nhận định mưa sao băng của EarthSky.

Ngày 8.10: Mưa sao băng Draconids

Ngày 21.10: Mưa sao băng Orionids

Ngày 4-5.11: Mưa sao băng South Taurids

Ngày 11-12.11: Mưa sao băng Taurids

Ngày 17.11: Mưa sao băng Leonids

Ngày 13-14.12: Mưa sao băng Geminids

Ngày 22.12: Mưa sao băng Ursids

Nhật thực và nguyệt thực

Năm nay, sẽ có hai lần nhật thực và hai lần nguyệt thực - và ba trong số này sẽ có thể quan sát được ở Bắc Mỹ, theo sách The Old Farmer's Almanac.

Nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra vào ngày 26.5, có thể nhìn thấy rõ nhất ở phía tây Bắc Mỹ và Hawaii từ 4h46-9h51 sáng theo giờ miền Đông.

Nhật thực hình khuyên sẽ xảy ra vào ngày 10.6, có thể nhìn thấy ở phía bắc và đông bắc Bắc Mỹ từ 4h12-9h11 sáng theo giờ miền Đông. Mặt trời sẽ không bị mặt trăng che phủ hoàn toàn, vì vậy hãy nhớ đeo kính nguyệt thực để xem sự kiện này một cách an toàn.

Nhật thực toàn phần hôm 14.12.2020. Ảnh: AFP

Ngày 19.11 sẽ chứng kiến ​​nhật thực một phần. Ở Bắc Mỹ và Hawaii có thể quan sát từ 1h-7h6 sáng theo giờ miền Đông.

Năm 2021 kết thúc bằng hiện tượng nhật thực toàn phần vào ngày 4.12. Nó sẽ không được nhìn thấy ở Bắc Mỹ, nhưng có thể quan sát được ở quần đảo Falkland, cực nam của Châu Phi, Nam Cực và đông nam Australia.

Các ngôi sao

Những người yêu thích thiên văn sẽ có nhiều cơ hội để phát hiện các hành tinh trên bầu trời của chúng ta vào các buổi sáng và buổi tối nhất định trong suốt năm 2021, theo hướng dẫn về hành tinh của Farmer's Almanac.

Có thể nhìn thấy hầu hết những ngôi sao này bằng mắt thường, ngoại trừ Sao Hải Vương ở xa, nhưng ống nhòm hoặc kính thiên văn sẽ cho tầm nhìn tốt nhất.

Sao Thủy sẽ rực rỡ trên bầu trời buổi sáng từ ngày 28.2 đến ngày 20.3, ngày 27.6 đến ngày 16.7 và ngày 18.10 đến ngày 1.11.

Sao Thuỷ sẽ chiếu sáng trên bầu trời đêm từ ngày 15.1 đến ngày 31.1, ngày 3.5 đến ngày 24.5, ngày 31.8đến 21.9 và 29.11 đến 31.12.

Sao Kim, người hàng xóm gần nhất của chúng ta trong hệ mặt trời, sẽ xuất hiện trên bầu trời phía đông vào các buổi sáng ngày 1 đến ngày 23.1 và trên bầu trời phía tây vào lúc hoàng hôn các buổi tối ngày 24.5 đến ngày 31.12. Sao Kim là thiên thể sáng thứ hai trên bầu trời của chúng ta sau mặt trăng.

Sao Hỏa xuất hiện trên bầu trời buổi sáng từ ngày 24.11 đến ngày 31.12 và sẽ nhìn thấy trên bầu trời buổi tối từ ngày 1.1 đến ngày 22.8.

Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời của chúng ta. Nó sẽ xuất hiện trên bầu trời buổi sáng từ ngày 17.2 đến ngày 19.8. Hãy tìm Sao Mộc vào các buổi tối từ ngày 1 đến ngày 9.1 và ngày 20.8 đến ngày 31.12 - nhưng nó sẽ sáng nhất từ ​​ngày 8.8 đến ngày 2.9.

Các vành đai của Sao Thổ chỉ có thể nhìn thấy qua kính thiên văn, nhưng bản thân hành tinh này vẫn có thể được nhìn thấy bằng mắt thường vào các buổi sáng ngày 10.2 đến ngày 1.8 và các buổi tối ngày 1 đến ngày 6.1 và ngày 2.8 đến ngày 31.12. Nó sẽ ở sáng nhất trong khoảng từ ngày 1 đến ngày 4.8.

Ống nhòm hoặc kính thiên văn sẽ giúp bạn phát hiện ra ánh sáng màu lục của Sao Thiên Vương vào các buổi sáng ngày 16.5 đến ngày 3.11 và các buổi tối ngày 1.1 đến ngày 12.4 và ngày 4.11 đến ngày 31.12 - nhưng lúc sáng nhất là từ ngày 28.8 đến ngày 31.12.

Và người hàng xóm xa nhất của chúng ta trong hệ mặt trời, Sao Hải Vương sẽ được nhìn thấy qua kính thiên văn vào các buổi sáng ngày 27.3 đến ngày 13.9 và các buổi tối ngày 1.1 đến ngày 23.2 và ngày 14.9 đến ngày 31.12. Nó sẽ sáng nhất từ ngày 19.7 đến 8.11.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn