MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngoại hành tinh 2M0437b hiện mới chỉ là một ngôi sao non trẻ mới được hình thành và cực kỳ nóng bỏng. Ảnh: Subaru Telescope

Chiêm ngưỡng ảnh hiếm ngoại hành tinh sơ sinh nóng bỏng ngoài Hệ Mặt trời

Bảo Châu LDO | 26/10/2021 20:30
Hình ảnh hiếm gặp về một ngoại hành tinh ''sơ sinh'' vừa được hình thành bên ngoài Hệ Mặt trời đã được ghi lại.

Theo Cnet, kính viễn vọng Subaru ở Hawaii, Mỹ đã có công ghi lại hình ảnh trực quan và rõ nét về ngoại hành tinh vừa mới hình thành bên ngoài Hệ Mặt trời. Hình ảnh đã qua xử lý bằng cách loại bỏ gần hết ánh sáng từ ngôi sao chủ. Bốn tia sáng phát ra từ 4 phía của hành tinh chỉ là hiệu ứng quang học của kính viễn vọng.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Thông cáo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, các nhà thiên văn học đặt tên cho ngoại hành tinh ''sơ sinh'' là 2M0437b.

Tác giả chính của nghiên cứu, Eric Gaidos thuộc Đại học Hawaii, Mỹ cho biết: “Khám phá tình cờ này bổ sung vào danh sách các hành tinh ưu tú mà chúng ta có thể quan sát trực tiếp bằng kính thiên văn".

Cũng theo tác giả, bằng cách phân tích ánh sáng từ ngoại hành tinh 2M0437b, chúng ta có thể tìm ra thành phần của nó. Nơi ngoại hành tinh hình thành là một đĩa khí và bụi xung quanh ngôi sao chủ có khả năng đã biến mất từ lâu.

Là một hành tinh phiên bản ''sơ sinh'', tuổi đời của 2M0437b có thể chỉ mới vài triệu năm và kích thước của nó cũng khá ''bự'', gấp vài lần sao Mộc. 

Kể từ khi phát hiện ra ngoại hành tinh 2M0437b thông qua kính viễn vọng Subaru vào năm 2018, các nhà thiên văn học đã bắt đầu nghiên cứu về nó. Đài quan sát Keck, cũng ở Hawaii, đã xác nhận 2M0437b là một hành tinh nằm trong đám mây phân tử Kim Ngưu, nơi sinh ra các ngôi sao đang hoạt động. Đám mây nằm cách Trái đất khoảng 450 năm ánh sáng.

Để chụp được hình ảnh trực tiếp của ngoại hành tinh là điều không hề dễ dàng. NASA mô tả điều này "giống như cố gắng nhìn thấy một con đom đóm bay xung quanh ánh đèn sân khấu". Vào năm 2018, các nhà thiên văn học tại Đài quan sát Nam Âu đã công bố hình ảnh về hành tinh nhỏ tuổi mới hình thành mang tên PDS 70b, trông giống như một đốm màu gần ngôi sao chủ của nó. Trong trường hợp của 2M0437b, ngoại hành tinh đã bắt đầu tách xa khỏi ngôi sao chủ nên sẽ dễ dàng quan sát hơn.

Theo thông tin từ Đài quan sát Keck, do ở giai đoạn sơ khai, mới vừa hình thành, ngoại hành tinh 2M0437b còn rất trẻ, sức nóng từ năng lượng giải phóng ra trong quá trình hình thành của nó tương đương dung nham phun trào của núi lửa trên Trái đất, có thể ví như một cơn thịnh nộ của một lò lửa.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn