MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh cực quang do phi hành gia ESA ghi lại từ Trạm Vũ trụ ISS. Ảnh: ESA

Chiêm ngưỡng cực quang Trái đất đẹp ngỡ ngàng từ góc nhìn không gian

Bảo Châu LDO | 29/09/2021 11:04
Hình ảnh tuyệt đẹp về cực quang Trái đất đã được các vệ tinh của Trung Quốc và Châu Âu đã ghi lại.

Hiện tượng cực quang xảy ra khi các luồng hạt điện tích từ Mặt trời phóng vào từ quyển của Trái đất và ma sát với các phân tử trong khí quyển, giải phóng ra năng lượng dưới dạng ánh sáng.

Phi hành gia Thomas Pesquet của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đang thực hiện nhiệm vụ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã bắt được khoảnh khắc ấn tượng, tuyệt đẹp về cực quang Australis vào 27.8 tại khu vực Tây Nam Australia, gần với Nam Cực.

This browser does not support the video element.

Cực quang trên Trái đất nhìn từ không gian. Video: ESA

Một ngày sau đó, vệ tinh thương mại cỡ nhỏ Yangwang 1 của Trung Quốc - được trang bị kính viễn vọng không gian quang học - cũng ghi lại được hình ảnh cực quang Australis tại cùng khu vực nam Thái Bình Dương. 

Cực quang Trái đất do vệ tinh Trung Quốc ghi lại. Ảnh: Origin Space

Vệ tinh Yangwang 1 thuộc sở hữu của công ty tài nguyên không gian Origin Space có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, được phóng lên quỹ đạo vào tháng 6.2021 cùng với 3 vệ tinh khác trong sứ mệnh phát hiện các tiểu hành tinh gần Trái đất. Trong ba tháng hoạt động trên quỹ đạo, vệ tinh Yangwang 1 cũng đã phát hiện cảnh tượng thiên thạch đang tấn công bầu khí quyển của Trái đất, tạo ra các vệt sáng dài có thể nhìn thấy qua kính thiên văn.

 Thiên thạch rơi vào bầu khí quyển Trái đất quan sát qua ống kính vệ tinh Yangwang 1 của Trung Quốc. Ảnh: Origin Space

Vệ tinh Yangwang 1 được phát triển bởi Công ty TNHH vệ tinh Đông Phương Hồng, công ty con trực thuộc Tập đoàn Công nghệ và Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CAST). 

Origin Space đã tiết lộ kế hoạch sử dụng Yangwang-1 để tạo "bản đồ kho báu" về các nguồn tài nguyên không gian tiềm năng như một phần của kế hoạch lớn của cơ quan vũ trụ Trung Quốc về khai thác tài nguyên không gian để sử dụng trên Trái đất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn