MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bà Nirupama Rao - cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc. Ảnh: DNA.com.

Chuyên gia đánh giá về xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ mới nhất

Thanh Hà LDO | 24/06/2020 19:08
Đụng độ biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc cướp đi sinh mạng của 20 binh sĩ Ấn Độ là "điểm ngoặt" trong quan hệ song phương giữa hai cường quốc Châu Á, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc chia sẻ với CNBC. 

Bàn về cuộc đụng độ bạo lực giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Himalaya hồi tuần trước, bà Nirupama Rao - cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc từ năm 2006 đến 2009 cho biết: "Đây rõ ràng là một điểm ngoặt trong quan hệ song phương nhưng tôi sẽ không gọi đây là điểm nguy kịch". 

Chia sẻ hôm 23.6, bà cho rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy Ấn Độ và Trung Quốc đã có các cuộc trao đổi mang tính xây dựng và nỗ lực thoát khỏi các khu vực tranh chấp. Dù vậy, cựu đại sứ nói rằng, bạo lực leo thang chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, đã phủ "bóng đen trải dài" trong quan hệ song phương. 

Cũng trong ngày 23.6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng: "Trách nhiệm với xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ đặt hoàn toàn vào Ấn Độ, Trung Quốc hi vọng duy trì hòa bình ở các khu vực biên giới". 

Cuộc đụng độ hôm 25.5 giữa các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ dọc theo biên giới ở Thung lũng Galwan, tại Ladakh. Ấn Độ cho biết cả hai bên đều chịu thương vong nhưng Trung Quốc không tiết lộ có bao nhiêu binh sĩ thương vong trong cuộc đụng độ này. 

Theo CNBC, các chuyên gia nhận định, xung đột biên giới mới nhất với Trung Quốc có khả năng đẩy Ấn Độ gần về Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước Đông Nam Á. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ phần lớn vẫn là tự trị chiến lược, điều đó có nghĩa là chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi phải cân bằng quan hệ song phương với Mỹ, cũng như Trung Quốc và Nga.

Hôm 22.6, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có các cuộc gặp người đồng cấp ở Nga và Trung Quốc. Ông cho biết: "Tôn trọng luật pháp quốc tế, công nhận lợi ích hợp pháp của các đối tác, ủng hộ chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy lợi ích chung là cách duy nhất để xây dựng trật tự thế giới bền vững". 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn