MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phi công Su-57 có thể điều khiển máy bay bằng ánh mắt và giọng nói trong tương lai. Ảnh: BQP Nga/Sputnik

Công nghệ sửng sốt điều khiển Su-57 Nga bằng mắt và giọng nói

Song Minh LDO | 28/07/2021 16:48
Phi công tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57 của Nga sẽ có thể điều khiển máy bay thông minh bằng mắt hoặc giọng nói trong tương lai.

Sputnik đưa tin, ông Nikita Dorofeev, trưởng phòng thiết kế buồng lái của Cục thiết kế Sukhoi chia sẻ với tạp chí Arsenal Otechestva (Kho vũ khí của Tổ quốc) rằng, một trong những hướng phát triển trong tương lai để phi công tương tác với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của mình là dùng ánh mắt để điều khiển máy bay.

"Đây là một vấn đề phức tạp. Đồng tử của con người liên tục di chuyển, quét không gian. Điều này được thực hiện một cách vô thức, bản thân chúng ta thậm chí không nhận thấy điều đó. Tuy nhiên, ít nhất cũng đã có một số nguyên mẫu của hệ thống như vậy. Sau khi luyện tập ít lâu, phi công có thể dùng ánh mắt để nhấn nút, lựa chọn khung hiển thị thể hiện trên màn hình đa chức năng trong buồng lái" - ông Dorofeev giải thích.

Tuy nhiên, ông Dorofeev lưu ý rằng, hiện nay hệ thống này chỉ hoạt động tốt khi máy bay ở trên giá đỡ mặt đất, còn khi bay thì mọi việc phức tạp hơn nhiều.

This browser does not support the video element.

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga thực hiện kỹ thuật đầy ấn tượng khi leo dốc thẳng đứng trên không và gần như “đóng băng” trong vòng vài giây trong Triển lãm Hàng không Quốc tế MASK 2021. Video: BQP Nga/RT

Một lựa chọn khác để phát triển giao diện màn hình điều khiển Su-57 đó là điều khiển bằng giọng nói.

“Vấn đề đang được giải quyết hiện nay là dạy cho hệ thống nhận biết không phải là các cụm từ ghi nhớ mà là ngữ cảnh, để trong những điều kiện gay cấn phi công không cần phải nhớ chính xác cụm từ anh ta cần phát âm” - ông Dorofeev nói.

Người đứng đầu bộ phận thiết kế buồng lái giới thiệu thêm hai phương án giao diện màn hình điều khiển máy bay Nga - đó là màn hình cảm ứng, cho phép tạo màn hình hiển thị nhiều lớp, làm cho chúng có tính tương tác nhiều hơn và chứa nhiều thông tin hơn, cũng như màn hình thực tế ảo tăng cường (augmented reality- AR)

Ông Dorofeev giải thích thực tế ảo tăng cường đó là, chẳng hạn như trong điều kiện tầm nhìn kém, trên cùng một khung hiển thị (trong buồng lái máy bay) hoặc trên hệ thống hiển thị và chỉ định mục tiêu gắn trên mũ phi công, có vẽ thêm hình ảnh địa hình, đường sá hay các công trình khác trên mặt đất. Ông nói thêm rằng, điều này có thể cần đến để thể hiện hoàn cảnh, tình hình của mục tiêu hoặc trong điều kiện tầm nhìn kém.

Ông Dorofeev bổ sung, hệ thống thực tế ảo tăng cường sẽ được kết hợp với hệ thống thị giác kỹ thuật - camera quang học, bao gồm cả dải hồng ngoại, được bố trí ở các bộ phận khác nhau của máy bay. Ví dụ, trong điều kiện địa hình có khói hay sương mù thì camera hồng ngoại sẽ giúp phi công có tầm nhìn tốt hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn