MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tử vong do bệnh có thể phòng ngừa ở trẻ em dưới 5 tuổi có thể tăng gần 45% trong 6 tháng tới. Ảnh: AFP

COVID-19: Báo động tỉ lệ trẻ em tử vong ở các nước đang phát triển

Phương Linh LDO | 14/05/2020 06:21
Tử vong do bệnh có thể phòng ngừa ở trẻ em dưới 5 tuổi có thể tăng gần 45% trong 6 tháng tới do dịch COVID-19 khiến nguồn lực y tế khan hiếm.

Kết luận trên được tờ CNA dẫn nguồn từ nội dung báo cáo của Liên Hợp Quốc ngày 12.5 cho biết.

Trong khi đó, theo các nghiên cứu được công bố bởi tạp chí Sức khoẻ Toàn cầu The Lancet, các quốc gia nghèo hơn ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh có thể chứng kiến thêm 1,2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong giai đoạn này.

Khoảng 56.700 ca tử vong ở các bà mẹ cũng có thể xảy ra trong sáu tháng tới, ngoài 144.000 ca tử vong đã xảy ra cùng lúc ở 118 quốc gia, mức tăng khoảng 40%.

Các phát hiện được dựa trên một mô hình máy tính tính toán tác động của việc giảm kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc trước sinh và sau sinh, trong khi sinh, tiêm chủng và các dịch vụ phòng ngừa và chữa bệnh.

"Theo một kịch bản tồi tệ nhất, số trẻ em toàn cầu tử vong trước ngày sinh nhật lần thứ năm có thể tăng lên lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ", theo ông Henrietta Fore - Giám đốc điều hành của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).

Ông cũng lên tiếng kêu gọi: "Chúng ta không được để các bà mẹ và trẻ em trở thành thiệt hại phát sinh trong cuộc chiến chống virus. Và chúng ta không được để lãng phí hàng thập kỷ tiến bộ trong việc giảm tử vong trẻ em và bà mẹ nếu có thể phòng ngừa được".

Số ca tử vong tăng thêm ở trẻ em nhiều nhất đến từ quá trình nuôi dưỡng và việc giảm điều trị nhiễm trùng huyết sơ sinh và viêm phổi.

Nghiên cứu cho thấy 10 quốc gia có thể tăng số ca tử vong ở trẻ em nhiều nhất là Bangladesh, Brazil, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria, Pakistan, Uganda và Cộng hòa Thống nhất Tanzania.

UNICEF cho biết vô cùng quan ngại trước những ảnh hưởng gián tiếp mang lại bởi hiệu ứng dây chuyền của đại dịch, bao gồm hàng chục triệu trẻ em bỏ lỡ tiêm phòng sởi, và khoảng 370 triệu trẻ em - thường trông mong vào các bữa ăn ở trường - phải tìm kiếm các nguồn thực phẩm khác.

UNICEF cho biết họ đang phát động một chiến dịch toàn cầu mới có tên "#Reimagine" để ngăn chặn đại dịch không trở thành một cuộc khủng hoảng kéo dài cho trẻ em.

Tổ chức này đang đưa ra một lời kêu gọi khẩn cấp tới các chính phủ, công chúng, các nhà tài trợ và khu vực tư nhân cùng chung tay trong các hành động ứng phó.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn