MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Cuộc di cư thường niên lớn nhất hành tinh: Những người xa xứ về quê ăn Tết

Thanh Hà LDO | 24/01/2020 19:26

Người dân ở Trung Quốc thực hiện 3 tỉ chuyến đi trong 40 ngày để đón Tết Nguyên đán trong cuộc di cư hàng năm lớn nhất hành tinh. Năm nay Xuân vận ở Trung Quốc có thể đặc biệt sức ép lớn khi trùng với kỳ nghỉ đông của sinh viên các trường đại học. 

Xuân vận ở Trung Quốc - cuộc di cư thường niên lớn nhất hành tinh với một trong những lý do lớn nhất là Trung Quốc có nhiều người lao động sống ở các vùng nông thôn, các thị trấn nông thôn nhưng làm việc ở các thành phố lớn. Nhiều người trong số họ, ước tính chiếm 20% dân số Trung Quốc, về nhà vào dịp Tết Nguyên đán để đoàn tụ, theo Business Insider. 

Đây là những hình ảnh và con số để hình dung rõ nét về cuộc di cư thường niên lớn nhất trên thế giới: 

Xuân vận hay Chunyun đã bắt đầu ở Trung Quốc. Trong ảnh là hành khách chờ lên tàu tại ga tàu hỏa Đông Thâm Quyến, ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Trong 40 ngày, từ ngày 10.1 đến ngày 18.2, khoảng 3 tỉ chuyến đi sẽ diễn ra ở Trung Quốc. Ảnh: AFP/Getty.
Những nhà ga chật kín hành khách đang chờ xe buýt, tàu hỏa, máy bay và phà. Ảnh: Getty.
Xuân vận ở Trung Quốc được xem là cuộc di cư hàng năm lớn nhất của con người trên thế giới. Để dễ hình dung, cuộc hành hương hàng năm Hajj của người Hồi giáo đến thánh đường Mecca có sự tham gia của khoảng 2 triệu người. Ảnh: Getty.
Dù Trung Quốc theo Dương lịch nhưng những kỳ nghỉ lễ của nước này dựa trên lịch chuyển động của mặt trăng - lịch âm. Năm nay, Tết Nguyên đán rơi vào ngày 25.1. Ảnh: Reuters.
Theo quan niệm của phương Đông, năm nay là năm con chuột. Ảnh: Getty.
Để đón chào năm mới, ở Trung Quốc thường trang hoàng bằng những vật dụng màu đỏ ở khắp mọi nơi. Màu đỏ tượng trưng cho sự thịnh vượng. Ảnh: AFP/Getty.
Điểm nổi bật của Xuân vận chính là để đoàn viên của gia đình. Ảnh: Getty.
Các lễ hội pháo hoa, đèn lồng cũng là một phần của Tết Nguyên đán. Dù vậy, chính phủ Trung Quốc đã giảm thiểu các hoạt động này nhằm cải thiện chất lượng không khí. Tính đến năm 2018, khoảng 444 thành phố đã cấm hoặc hạn chế bắn pháo hoa. Ảnh: AP.
Là đất nước có diện tích rộng lớn, với dân số hơn 1 tỉ người, dịp Xuân vận hàng năm gây sức ép lớn với các sân bay và ga tàu hỏa. Ảnh: Reuters.
Tết Nguyên đán 2020 là Tết Nguyên đán sớm nhất trong 8 năm qua và có thể dẫn tới những vấn đề tắc nghẽn lớn hơn khi kỳ nghỉ tết trùng với kỳ nghỉ đông của sinh viên. Ảnh: AFP/Getty.
Ngày di chuyển cao điểm của Xuân vận năm nay dự kiến là từ 20.1 đến 22.1 và 31.1 đến 1.2. Ảnh: Reuters.
Khoảng 20% dân số Trung Quốc sống ở khu vực nông thôn nhưng đi đến các thành phố để làm việc và nhiều người trở nhà vào kỳ nghỉ. Ảnh: AFP/Getty.
Hàng nghìn chuyến tàu hỏa sẽ triển khai trong Xuân vận năm nay, trong đó có chuyến tàu cao tốc đạt vận tốc gần 300km/h. Tuần trước, Trung Quốc tiết lộ, một chuyến tàu cao tốc có thể đạt tới vận tốc gần 350km/h. Ảnh: Reuters.
Nhân viên đã được chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ trên mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới. Ảnh: Getty.
Theo ước tính của chính phủ Trung Quốc, trong số 3 tỉ chuyến đi, 440 triệu chuyến đi sẽ bằng tàu hỏa. Kể từ xuân vận năm ngoái, Trung Quốc xây dựng khoảng 8.500km đường sắt mới. Ảnh: Reuters.
Chính phủ Trung Quốc cũng tặng vé giảm giá cho những người đi theo “lộ trình ngược“, nỗ lực khuyến khích người dân rời khỏi vùng nông thôn và đón năm mới ở các thành phố. Ảnh: Getty.
Dù vậy, phần lớn các chuyến đi sẽ bằng ô tô. Chính phủ Trung Quốc ước tính có khoảng 2,43 tỉ chuyến đi bằng đường bộ. Trong ảnh là một đường cao tốc trong kỳ nghỉ lễ năm 2018. Ảnh: Getty.
Hành khách mệt mỏi đợi tàu tại một nhà ga ở Bắc Kinh dịp Xuân vận năm 2020. Ảnh: Reuters.
Xuân vận năm 2016, tuyết rơi và trời lạnh giá khiến 100.000 người mắc kẹt tại một ga tàu. Trung Quốc đã phải triển khai 2.600 cảnh sát để duy trì trật tự. Ảnh: AFP/Getty.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn