MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Napoleon Bonaparte. Ảnh: Wiki

Đấu giá ADN của Hoàng đế Napoleon

Khánh Minh LDO | 03/05/2021 16:41
Các nhà sưu tập cá nhân sẽ có cơ hội hiếm hoi sở hữu ADN của Napoleon Bonaparte khi tấm vải dính máu hoàng đế Pháp được đem ra đấu giá.

Theo Reuters, tấm vải dính máu phủ trên thi thể Hoàng đế Pháp Napoleon trong quá trình khám nghiệm tử thi sẽ được bán trong một cuộc đấu giá nhân 200 năm ngày mất của ông.

Tấm vải dính máu Napoleon sẽ được đem ra đấu giá. Ảnh: Nhà đấu giá Osenat

Cựu hoàng Pháp qua đời vào ngày 5.5.1821 ở tuổi 51 trên đảo Saint Helena ở phía nam Đại Tây Dương, nơi ông bị người Anh trục xuất sau thất bại năm 1815 trong trận Waterloo.

Tổng cộng có khoảng 360 di vật sẽ được nhà đấu giá Osenat đưa ra bán vào ngày 5.5, bao gồm một lọn tóc của Napoleon, một đôi tất lụa của ông và một chiếc áo sơmi dài tay thêu chữ 'N' bằng chỉ đỏ.

Chiếc áo của Napoleon được mang ra đấu giá nhân 200 năm ngày mất của Hoàng đế Pháp. Ảnh: Nhà đấu giá Osenat
Áo sơmi thêu chữ "N". Ảnh: Nhà đấu giá Osenat

Tấm vải dính máu ước tính trị giá 18.000 USD. Nó đi kèm với một ghi chú được Công tước Bassano viết vào năm 1875.

"Trong vết máu này, bạn có ADN của hoàng đế. Bạn không thể cảm thấy gần gũi hơn thế" - nhà đấu giá Jean-Pierre Osenat nói với Reuters.

Nhiều đồ tạo tác được rao bán đã được mang về từ Longwood House - nơi ở cuối cùng của Napoleon, một ngôi nhà ẩm mốc trên hòn đảo lộng gió, nhiều chuột.

Cỗ xe trượt tuyết của Napoleon được mang ra đấu giá. Ảnh: Nhà đấu giá Osenat
Đồng hồ của Napoleon. Ảnh: Nhà đấu giá Osenat

Bộ sưu tập cũng bao gồm một chiếc đĩa được trang trí công phu mà Napoleon dùng để ăn tối và một chiếc cốc pha lê, cùng quần áo.

Osenat nói: “Napoleon sở hữu một số lượng đáng kể áo sơ mi. Ông bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ đến tột độ. Ông tắm ba đến bốn lần mỗi ngày, dùng từ 20 đến 30 lít nước hoa mỗi tháng và luôn thay áo sơmi".

Trang phục của Napoleon luôn chỉn chu. Napoleon và những chiếc mũ nhọn hai đầu "bicorne" của ông không thể xóa nhòa trong trí tưởng tượng của công chúng.

Vào đầu thế kỷ 19, những chiếc mũ như vậy được đội với các góc hướng ra trước và sau, nhưng Napoleon đã thay đổi góc độ để khiến mình được chú ý - Jean-Christophe Chataignier của nhà đấu giá cho biết.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn