MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Dấu vết ADN từ cát bụi hé lộ tiềm năng khám phá mới về tổ tiên loài người

Bảo Châu LDO | 18/05/2021 14:00

Phân tích ADN của người Neanderthal từ trầm tích hang động mang đến tiềm năng khám phá mới về tổ tiên loài người.

Theo kết quả phát hiện được công bố trên tạp chí Science, các khám phá niên đại 100.000 năm tuổi được thực hiện ở 3 địa điểm khác nhau - gồm hang động Galeria de las Estatuas ở Burgos, Tây Ban Nha và các hang Chagyrskaya và Denisova trên dãy núi Altai ở Nga.

Thông thường, ADN được chiết xuất từ ​​hóa thạch hoặc xương, nhưng lần này, các nhà khoa học đã thu thập ADN của người Neanderthal - một phụ loài của người tinh khôn Homo sapiens - đã tuyệt chủng từ lớp bụi đất trên các tầng hang động ở cả hai khu vực.

Tác giả chính của nghiên cứu - Benjamin Vernot thuộc Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck - cho biết trong một tuyên bố: ''Phân tích ADN hạt nhân từ trầm tích đã mở ra hàng loạt các lựa chọn để khám phá lịch sử tiến hóa của loài người cổ đại''.

Việc nghiên cứu không dựa trên bất cứ hóa thạch hoặc công cụ nào nhưng vẫn cho phép các nhà khoa học mở ra ''phần lớn lịch sử loài người'' nhờ vào phân tích gene - điều trước đây chưa từng có.

Matthias Meyer - đồng tác giả của nghiên cứu - cho biết thêm: ''Giờ đây, chúng tôi có thể nghiên cứu ADN từ nhiều quần thể người hơn, và từ nhiều địa điểm hơn so với trước đây''.

Hơn 150 mẫu trầm tích từ 3 hang động đã được phân tích, 2 trong số 3 hang trước đó đã có những khám phá dựa trên phân tích ADN từ xương. Điều đó cho phép các nhà nghiên cứu so sánh phương pháp mới để hiểu rõ hơn về những gì sẽ xảy ra.

Họ cũng tìm thấy hai ''bức xạ'' hay còn gọi là đột biến của người Neanderthal khi so sánh ADN từ trầm tích với ADN từ bộ xương.

Quần thể người Neanderthal lớn tuổi trong hang Estatuas ở Tây Ban Nha đến từ một dạng đột biến, trong khi nhóm dân số trẻ hơn được gắn với dạng đột biến thứ hai.

Không rõ điều gì đã gây ra sự khác biệt, nhưng đồng tác giả nghiên cứu Juan Luis Arsuaga cho rằng, nó có thể gắn liền với biến đổi khí hậu hoặc những thay đổi trong hình thái của người Neanderthal.

Việc sử dụng công nghệ mới có thể cho phép các nhà nghiên cứu ở những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ - nơi hài cốt của người Neanderthal và người Denisovan được tìm thấy rất nhiều.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các nhà nghiên cứu phải cẩn thận với phương pháp mới để không trích xuất nhầm ADN từ động vật có vú. Nhà nghiên cứu Vernot cảnh báo: “Có rất nhiều vị trí trong bộ gene của con người rất giống với ADN của gấu''.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn