MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giáo sư GS Hibino Terutoshi, chuyên gia về sushi và giám tuyển triển lãm sushi, tại triển lãm "Tôi yêu sushi" ở Hà Nội ngày 21.4.2024. Ảnh: Anh Vũ

Đi tìm nguồn gốc sushi, giáo sư Nhật Bản tới Việt Nam

Anh Vũ LDO | 21/04/2024 18:08

Trên con đường tìm kiếm nguồn gốc của món ăn làm nên thương hiệu của Nhật Bản, giáo sư GS Hibino Terutoshi, chuyên gia về sushi và giám tuyển triển lãm sushi, đã đặt chân tới Việt Nam.

Ngày 21.4.2024, tại triển lãm “Tôi yêu sushi” do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức, giáo sư GS Hibino Terutoshi, chuyên gia về sushi và giám tuyển triển lãm sushi đã có mặt và chia sẻ về món ăn đã làm nên thương hiệu của Nhật Bản với khách tham quan Việt Nam.

Tại triển lãm, lịch sử và quá trình phát triển của món sushi đã được chia sẻ từ góc độ lịch sử và văn hóa. Chia sẻ về nguồn gốc món ăn này, GS Hibino Terutoshi cho biết, tuy là món ăn thương hiệu của Nhật Bản, nhưng sushi không phải là món ăn bắt nguồn từ quốc gia này.

Không chỉ chia sẻ về sushi, triển lãm “Tôi yêu sushi” cũng mang tới những câu chuyện gắn liền với món ăn này. Ảnh: Anh Vũ

Theo nghiên cứu, sushi ban đầu có nguồn gốc tư khu vực sông Mê Công, tương ứng với khu vực đông bắc Thái Lan, Lào và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Thậm chí ngày nay, người ta có thể tìm thấy các món cá lên men tương tự như sushi ở khu vực này, nơi có nền văn hóa lúa nước lâu đời.

GS Hibino Terutoshi cho biết, dù đã trải qua nhiều thay đổi, sushi nắm đã trở thành loại phổ biến nhất hiện nay, nhưng những món sushi cổ từ thời xa xưa không mất đi mà vẫn tồn tại song song.

Sushi băng chuyền là kiểu sushi “bình dân” đối với người Nhật Bản. Ảnh: Anh Vũ

Qua quá trình tìm hiểu, GS Hibino Terutoshi thấy có một số món ăn ở miền Nam Việt Nam sử dụng phương pháp ủ men bằng cơm và cá giống sushi, như món mắm bò hóc và món cơm rượu ở Châu Đốc, An Giang, vì cũng dùng cơm và cá để lên men.

Khi tìm hiểu xem có món nào tương tự ở miền Bắc Việt Nam không, ông cho biết, đã thấy tập tục ủ cá chua tại một số khu vực miền núi. GS Hibino từng cho rằng, việc tìm hiểu nguồn gốc sushi ở Việt Nam đã kết thúc nhưng khi biết thêm những thông tin này, ông lại tiếp tục tìm hiểu.

Tại triển lãm, không chỉ các món sushi quen thuộc được trưng bày mà các món sushi cổ cũng được trưng bày để giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa của Nhật Bản.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn