MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một cơ sở của Nord Stream ở Lubmin, Đức. Ảnh: Xinhua

Động thái quyết liệt của NATO sau vụ nổ Nord Stream

Khánh Minh LDO | 05/05/2023 07:36

Sau vụ nổ Nord Stream, NATO thành lập lực lượng mới tại trụ sở ở Bỉ để phối hợp các nỗ lực bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển.

Một quan chức tình báo cấp cao của NATO cảnh báo, có "nguy cơ đáng kể" là Nga có thể nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ, bao gồm các đường ống dẫn khí đốt và cáp Internet, như một phần trong cuộc đối đầu với phương Tây về vấn đề Ukraina.

Tờ Politico dẫn lời ông David Cattler - trợ lý tổng thư ký NATO về tình báo và an ninh - phát biểu với báo giới rằng Nga đang “tích cực lập bản đồ” cơ sở hạ tầng của các đồng minh Ukraina cả trên đất liền và dưới đáy biển.

Các cơ quan tình báo quân sự và dân sự của Mátxcơva có “nguồn lực đáng kể” có thể được triển khai để giám sát cơ sở hạ tầng, “bao gồm cả việc sử dụng tàu dân sự và cái gọi là tàu gián điệp” - ông Cattler nói thêm.

Mối đe dọa đối với các đường ống dẫn khí đốt dưới biển cung cấp cho châu Âu đã bị phơi bày rõ ràng sau vụ phá hoại các đường ống Nord Stream1 và Nord Stream 2 ở biển Baltic vào tháng 9 năm ngoái. Ông Cattler nói các tuyến cáp ngầm dưới biển mang 95% lưu lượng truy cập Internet cũng có nguy cơ gặp rủi ro.

Cattler cho biết: “Chúng tôi nhận thấy một rủi ro đáng kể là cơ sở hạ tầng quan trọng ở châu Âu và có khả năng là Bắc Mỹ có thể trở thành mục tiêu của Nga như một phần của cuộc chiến với Ukraina. Nga đang hoạt động tích cực hơn những gì chúng ta từng thấy trong nhiều năm qua trong lĩnh vực này. Các cuộc tuần tra của Nga ở Đại Tây Dương và khắp Đại Tây Dương ở mức cao hơn những gì chúng ta đã thấy trong những năm gần đây. Các tàu của Nga cũng đang chấp nhận nhiều rủi ro hơn ở Biển Baltic và Biển Bắc".

Sau vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream - vốn là đối tượng điều tra ở ba quốc gia khác nhau - NATO đã thành lập một lực lượng mới tại trụ sở ở Brussels để phối hợp các nỗ lực bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển.

Biểu tượng và cờ của các nước NATO tại trụ sở ở Brussels, Bỉ. Ảnh: Xinhua

Chưa có cuộc điều tra nào kết luận ai chịu trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng sự nghi ngờ ban đầu của các chính phủ phương Tây đổ dồn vào Nga. Các nhà chức trách Đan Mạch tuần trước xác nhận đã nhìn thấy một tàu Hải quân Nga chở tàu ngầm gần các đường ống 4 ngày trước khi xảy ra vụ nổ vào tháng 9 năm ngoái. Trong khi đó, Nga nói việc này là bình thường và yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch.

Người đứng đầu nhóm mới, Trung tướng Hans-Werner Wiermann, nói rằng sự cố Nord Stream đã cho thấy “mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại mà cơ sở hạ tầng quan trọng dưới biển phải đối mặt”.

Ông Wiermann cho hay, sự phụ thuộc của phương Tây vào cơ sở hạ tầng như vậy ngày càng tăng, với luồng dữ liệu qua các tuyến cáp dưới biển ngày càng tăng và quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh như điện gió ngoài khơi đòi hỏi nhiều điện năng hơn được vận chuyển vào bờ dọc theo đáy biển.

Theo ông Wiermann, các quốc gia NATO đã tăng cường tuần tra để đối phó với mối đe dọa hải quân gia tăng, và quân đội đang phối hợp chặt chẽ hơn với các nhà điều hành cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân để củng cố an ninh.

“Chúng tôi đã tăng cường các hoạt động cảnh giác và giám sát. Chúng tôi đã tăng đáng kể số lượng tàu tuần tra Biển Bắc và Biển Baltic. Nhưng chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa” - ông nói.

Na Uy - quốc gia thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu vào năm ngoái - cho biết đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của Nga trong vùng biển của mình, nơi có hàng chục giàn khoan dầu khí và đường ống quan trọng đối với nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu.

Trợ lý tổng thư ký NATO, ông Cattler cho biết, cáp quang biển được coi là một lỗ hổng cơ sở hạ tầng quan trọng. “Rất ít người nhận thức được mức độ phụ thuộc chung của chúng ta vào một số lượng cáp quang tạo thành xương sống Internet và liên kết điện tử với các lục địa của chúng ta” - ông Cattler nói và bổ sung rằng chỉ có khoảng 400 cáp quang truyền tải Internet trên thế giới, và một nửa có thể được chỉ định là "quan trọng".

“Tổng cộng chúng thực hiện các giao dịch tài chính trị giá khoảng 10 nghìn tỉ USD mỗi ngày. Những tuyến cáp quang này thực sự là mấu chốt kinh tế” - ông Cattler nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn