MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đột phá công nghệ của giới khảo cổ học "viết lại lịch sử" loài người

Khánh Minh LDO | 06/04/2021 18:56
Các nhà khảo cổ học đã và đang sử dụng công cụ tuyệt diệu "viết lại" toàn bộ các chương của lịch sử loài người trong cái được gọi là "cuộc cách mạng ADN cổ đại".
“Cuộc cách mạng ADN cổ đại” giúp viết lại lịch sử loài người. Ảnh: Getty

Các phương pháp được sử dụng bắt nguồn từ các kỹ thuật phân tử sinh học tiêu chuẩn về tách chiết, khuếch đại, nhân bản và giải trình tự ADN, nhưng được sửa đổi để giải thích cho trạng thái suy thoái của ADN.

Tiến sĩ Elizabeth Sawchuk - một nhà khảo cổ sinh học tại Đại học Alberta - nói với Vox rằng, chúng ta đang "ở giữa cuộc cách mạng ADN cổ đại".

Bà Sawchuk nói trong podcast "Không thể giải thích được": “Mọi thứ chúng tôi biết từ ADN cổ đại được giải mã đầy đủ, chúng tôi đã học trong 10 năm qua”.

Tiến sĩ Sawchuk cho biết, công nghệ này bổ sung thêm kiến thức trong quá trình khám phá lịch sử nhân loại.

Sử dụng công nghệ ADN cổ đại giúp có thêm hiểu biết về loài người. Ảnh: Getty

Bà nói thêm: "Tôi nghĩ điều thú vị nhất đối với tôi là ai cũng có mối liên hệ trực tiếp với quá khứ. Tôi nghiên cứu về việc chôn cất và tất cả loại tình huống khác khi tìm thấy một phần di cốt của những người trong quá khứ. Chúng ta có thể nghiên cứu các công cụ cổ đại, công nghệ cổ đại, rất nhiều thứ. Nhưng bạn không bao giờ thực sự hiểu được những người đã thực sự ở đó. Và với công nghệ ADN cổ đại, giờ đây chúng ta có một cơ sở bằng chứng mới về họ".

“Bạn có thể nhìn vào tổ tiên của người đó - để biết họ là con cháu của ai - và cả sự giống nhau về mặt di truyền của họ - họ giống ai về mặt di truyền so với những người khác còn sống vào thời điểm đó và cả những người còn sống ngày nay” - tiến sĩ nói thêm.

Khi người dẫn chương trình Noam Hassenfeld hỏi liệu có bất kỳ mối quan ngại nào về công nghệ "viết lại lịch sử loài người" này hay không, tiến sĩ Sawchuk đáp có hai vấn đề lớn: "Thứ nhất, bạn đang phá hủy một phần của con người cổ đại. Và thứ hai, có rất nhiều vấn đề diễn giải".

Tiến sĩ Sawchuk giải thích thêm: “Các trình tự di truyền tự nó không hữu ích. ADN không thể cho bạn biết một người sống khi nào. Bạn cần biết người được tìm thấy ở đâu, bối cảnh khảo cổ là gì. Vào đầu cuộc cách mạng ADN cổ đại, các nhà di truyền học và khảo cổ học, ngôn ngữ học lịch sử và nhân học văn hóa cùng tất cả những người khác, họ không nhất thiết phải nói chuyện với nhau và không thực sự có cùng một vốn từ vựng. Nếu bạn cố gắng làm những điều này một cách cô lập, đôi khi câu chuyện trở nên hơi kỳ quặc".

Tiến sĩ Sawchuk cho hay, đó có thể là một công cụ hữu ích nếu được sử dụng cùng với các phương pháp khảo cổ học truyền thống khác.

Bộ gene hàng triệu năm tuổi được lấy từ ​​răng của voi ma mút được coi là “ADN cổ xưa nhất được ghi nhận“. Ảnh: Getty

Trong tháng này, các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Maryland đã giải mã thành công 64 bộ gene người đầy đủ.

Trước đó, một bộ gene hàng triệu năm tuổi được lấy từ ​​răng của voi ma mút được coi là "ADN cổ xưa nhất được ghi nhận".

Nghiên cứu cho thấy, ADN cổ đại chỉ có thể tồn tại sau 1 triệu năm nếu tìm thấy đúng mẫu.

Các nhà nghiên cứu nói rằng, sau khi một sinh vật chết đi, các nhiễm sắc thể của nó sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh. Theo thời gian, các sợi ADN trở nên nhỏ đến mức không có thông tin nào có thể được trích xuất từ ​​chúng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn