MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đập Tam Hiệp, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Dự án lớn hơn đập Tam Hiệp, Trung Quốc đi đầu về năng lượng sạch

Ngọc Vân LDO | 15/10/2021 20:00
Trung Quốc đi đầu về phát triển các trung tâm năng lượng tái tạo với các dự án lớn hơn đập Tam Hiệp.

Theo tờ Economic Times, với tư cách là quốc gia hàng đầu về năng lượng tái tạo, hiện Trung Quốc đang triển khai dự án mới với mục đích nâng cao công suất điện gió và điện mặt trời. Dự án được đưa ra khi Trung Quốc đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trước những cảnh báo liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu. 

Các quốc gia khác trên thế giới cũng đang gấp rút lên kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm các quốc gia tiêu biểu như Australia, Hàn Quốc và Oman. Các dự án đã và đang được triển khai rất tích cực.

Dự án sa mạc Trung Quốc

Vị trí: Phía Tây Trung Quốc

Công suất ban đầu: 100GW điện gió và điện mặt trời 

Công suất dự kiến: 400GW

Bloomberg đưa tin, ngày 12.10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tại Hội nghị Đa dạng Sinh học của Liên Hợp Quốc lần thứ 15 (COP 15) ở Côn Minh rằng, việc xây dựng giai đoạn đầu tiên bao gồm 100 gigawatt điện gió và mặt trời ở sa mạc đã bắt đầu suôn sẻ.

Theo BloombergNEF, con số này nhiều hơn toàn bộ công suất điện gió và điện mặt trời được lắp đặt ở Ấn Độ và nó sẽ có thể tạo ra lượng điện năng nhiều gấp 4 lần so với đập Tam Hiệp. Các báo cáo chưa được xác nhận trước đó cho biết dự án sẽ có thể cung cấp 50% công suất dự kiến vào năm 2025.

Trung tâm Năng lượng xanh phía Tây

Vị trí: Tây Australia

Công suất dự kiến: 50GW điện gió và điện mặt trời

Dự án được công bố vào tháng 7 với chi phí ước tính lên đến 73 tỉ USD. Trung tâm dự kiến sẽ có diện tích bằng một nửa nước Bỉ, được xây dựng theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào thập kỷ tới. Dự án ước tính sẽ mang lại 3.5 triệu tấn hydro xanh hoặc 20 triệu tấn amoniac xanh mỗi năm nhằm phục vụ mục đích sản xuất và xuất khẩu. 

Nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than

Vị trí: Sông Kim Sa, đoạn thượng lưu của sông Dương Tử, Tây Nam Trung Quốc 

Tổng công suất dự kiến: 16GW thủy điện

Đập thuỷ điện Bạch Hạc Than. Ảnh: Xinhua

Hiện giai đoạn đầu của dự án Bạch Hạc Than đã được đựa vào hoạt động, theo báo cáo từ truyền thông Trung Quốc. Dự án có thể vận hành hết công suất vào tháng 7.2022, trở thành nhà máy thủy điện lớn thứ 2 trên thế giới sau đập Tam Hiệp. Trạm thủy điện được xây dựng với mục đích cung cấp nguồn điện sạch từ Tây Nam Trung Quốc đến các tỉnh công nghiệp tại vùng biển phía Đông. 

Trung tâm Năng lượng tái tạo Châu Á

Vị trí: Tây Australia

Giai đoạn đầu: 15GW điện gió và điện mặt trời 

Tổng công suất dự kiến: 26GW

Trung tâm Năng lượng tái tạo Châu Á (AREH) sẽ sử dụng nguồn điện từ các nhà máy điện mặt trời và điện gió trong phạm vi trải dài hàng nghìn kilomet nhằm cung cấp hydro xanh đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, dự án đã vấp phải những trở ngại lớn sau khi chính phủ Australia từ chối đề xuất vào tháng 6 do quan ngại về các tác động đến môi trường. Tập đoàn đứng sau dự án AREH cho biết họ vẫn đang nỗ lực đàm phán với chính phủ nhằm giải quyết những mối lo ngại nói trên.

This browser does not support the video element.

Hai tổ máy đầu tiên của nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than vận hành an toàn và ổn định trong 100 ngày. Video: CGTN

Dự án trang trại gió Hàn Quốc

Vị trí: Bờ biển phía nam bán đảo Triều Tiên

Tổng công suất dự kiến: 8.2GW điện gió 

Được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in công bố vào tháng 2, dự án với chi phí ước tính lên đến 48.5 nghìn tỉ won (41 tỉ USD) sẽ được xây dựng theo từng giai đoạn trong thập kỷ tới. Dự án triển khai với mục đích trở thành trang trại gió lớn nhất thế giới khi đi vào hoạt động. Đây là một phần trong "Thỏa thuận Xanh" của Tổng thống Moon Jae-in nhằm đưa Hàn Quốc chuyển sang sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo vào năm 2050.

Năng lượng Xanh Oman

Vị trí: Oman

Tổng công suất dự kiến: 25GW điện gió và điện mặt trời 

Dự án được triển khai vào tháng 5 bởi công ty đầu tư dầu khí QQ thuộc sở hữu của chính phủ Oman và công ty InterContinental Energy với mục tiêu cung cấp 25GW điện gió và điện mặt trời, đồng thời "sản xuất hàng triệu tấn" hydro xanh mỗi năm. Tập đoàn cho biết, vị trí chiến lược nằm giữa khu vực Châu Á và Châu Âu sẽ giúp dự án cung cấp nguồn năng lượng sạch với mức giá cạnh tranh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn