MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một cơ sở lưu trữ khí đốt ở Hungary. Ảnh: Xinhua

Dự tính của EU đặt ra nguy cơ lớn với thị trường khí đốt châu Âu

Thu Ánh LDO | 14/01/2024 18:31

EU đang đề xuất một loạt các quy định mới để từ bỏ khí đốt Nga - động thái có thể phá vỡ đáng kể thị trường khí đốt châu Âu.

Đề xuất của EU

Theo trang Euronews, tại một cuộc họp được tổ chức vào ngày 8.12.2023, đại diện của Hội đồng EU, Nghị viện EU và một số quốc gia thành viên đã đạt được thỏa thuận chính trị tạm thời về một gói pháp lý mới, nếu được ban hành, sẽ đưa ra các quy tắc thị trường nội bộ chung cho khí đốt, hydrogen và một số nguồn năng lượng tái tạo khác.

Các quy định được đề xuất chủ yếu nhằm tạo điều kiện phát triển khí tái tạo và carbon thấp trong hệ thống năng lượng EU. Đề xuất này được đưa ra gần hai năm sau chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina, và là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của EU để thực hiện cam kết khử carbon, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga.

Liên quan đến khí đốt, EU đề xuất một quy định cho phép các quốc gia thành viên áp dụng các hạn chế đối với việc nhập khẩu khí đốt, bao gồm LNG, từ Nga hoặc Belarus.

Ngày 12.12.2023, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phủ nhận rằng đề xuất sẽ có tác dụng. Theo bà Zakharova, bất kỳ động thái nào của EU sẽ chỉ dẫn đến các nguồn cung cấp khí đốt Nga được chuyển hướng đến các thị trường mới nổi, tránh được tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Nga. Ngược lại, bà Zakharova nói thêm, quy định được đề xuất có nhiều khả năng gây hại cho nền kinh tế của EU.

Rò rỉ khí đốt sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream, ngày 28.9.2022. Ảnh: Xinhua

Tác động tiềm năng đối với thị trường khí đốt châu Âu

Quy định được đề xuất cho phép các quốc gia thành viên EU hạn chế việc tiếp cận cơ sở hạ tầng khí đốt của Nga và Belarus có thể phá vỡ đáng kể thị trường khí đốt tự nhiên châu Âu - theo ông Alexander Marcopoulos, luật sư tại Shearman & Sterling’s International.

Mặc dù EU đã dần giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, nhưng vẫn nhận khoảng 1/10 nguồn cung khí đốt, bao gồm các lô hàng LNG, từ Nga. Một số quốc gia thành viên, bao gồm Áo, Hungary và Tây Ban Nha, vẫn dựa nhiều vào nguồn cung cấp của Nga.

Quy định mới có thể ngăn chặn các công ty năng lượng của EU trong các khu vực này và các khu vực pháp lý khác thực hiện các hợp đồng cung cấp khí đốt tự nhiên hoặc LNG hiện tại của họ với các nhà xuất khẩu Nga.

Chẳng hạn, Naturgy - nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất Tây Ban Nha - cho biết vào tháng 2.2023 rằng, việc chấm dứt sớm hợp đồng 22,5 tỉ mét khối/năm với nhà máy LNG Yamal của Nga sẽ yêu cầu một lý do hợp pháp đầy đủ - mà hiện tại không có. Giám đốc điều hành của Naturgy, Francisco Reynes nhấn mạnh, Naturgy làm hai điều - tuân thủ các cam kết của mình và tiếp tục thực hiện hợp đồng đến cùng.

TotalEnergies của Pháp - công ty cũng có hợp đồng dài hạn về việc cung cấp LNG từ cơ sở Yamal - cho biết vào tháng 12 năm 2022 rằng, nếu đơn phương chấm dứt các hợp đồng khí đốt dài hạn với Nga sẽ khiến công ty bị phạt 40 đến 50 tỉ euro và đây không phải là lý do hợp lý…

Các đề xuất của EU nếu được thông qua có thể gây những tác động lớn trên khắp thị trường năng lượng châu Âu và thế giới.

Trước hết, các nhà nhập khẩu khí đốt châu Âu phải tăng tốc đa dạng hóa nguồn cung, điều này có thể dẫn đến một cuộc tranh giành các hợp đồng cung cấp mới trong một thời gian tương đối ngắn, và những người bán thay thế (đáng chú ý là Mỹ, Qatar, Algeria và Azerbaijan) có đòn bẩy đáng kể trong việc đàm phán các điều khoản của các hợp đồng đó.

Thứ hai, vì nguồn cung cấp khí đốt của Nga bị cắt đứt, giá khí đốt và thậm chí giá các nguồn năng lượng thay thế khác - có khả năng tăng trên khắp lục địa.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn